Câu 1: Tức cảnh Pác Bó tưởng như nói chuyện hàng ngày ở Pác Bó nhưng lại kết thúc một câu thơ đầy ý nghĩa: cuộc đời cách mạng thật là sang. Theo em vì

By Allison

Câu 1: Tức cảnh Pác Bó tưởng như nói chuyện hàng ngày ở Pác Bó
nhưng lại kết thúc một câu thơ đầy ý nghĩa: cuộc đời cách mạng thật là
sang. Theo em vì sao Bác Hồ lại thấy cuộc đời cách mạng đầy gian khổ
ấy là sang?
Câu 2: Khi Bác ở Pác Bó, giữa khó khăn, thiếu thốn, Bác Hồ vẫn ung
dung lạc quan với: Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng. Lần này khi ở trong
ngục tù, vì sao Bác lại nói đến cảnh: Trong tù không rượu cũng không
hoa? Ba chữ nại nhược hà trong câu thơ thứ hai có ý nghĩa là gì? Ý nghĩa
ấy giúp ta hiểu được điều gì về tâm trạng của Bác trong hai câu thơ đầu?
Câu 3: Hãy phân tích hiệu quả nghệ thật của phép đối trong hai câu thơ cuối bài Ngắm Trăng.

0 bình luận về “Câu 1: Tức cảnh Pác Bó tưởng như nói chuyện hàng ngày ở Pác Bó nhưng lại kết thúc một câu thơ đầy ý nghĩa: cuộc đời cách mạng thật là sang. Theo em vì”

  1. 1, Bác Hồ thấy cuộc đời cách mạng đầy gian khổ của mình là sang bởi vì tình yêu Bác dành hết cho nhân dân, cho sự nghiệp giải phóng dân tộc nên Bác yêu biết bao cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của mình. Dù cho cuộc đời hoạt động cách mạng có gian khổ nhưng đối với Bác thì đó là chặng đường đầy tự hào vì Bác đang gánh vác trọng trách lớn lao của cả 1 dân tộc. Câu thơ kết thúc bài thơ “Cuộc đời cách mạng thật là sang” giống như một câu cảm thán khép lại bài thơ và có yếu tố bất ngờ. “Sang” ở đây có thể hiểu là sang trọng, nhưng ý nghĩa đúng hơn vẫn là lòng tự hào của Bác về cuộc đời cách mạng của mình. Từ đây, người đọc thấy được tư thế hiên ngang vượt qua mọi khó khăn của người chiến sỹ cách mạng cùng phong thái ung dung, tình yêu cách mạng, yêu đất nước của Bác.

    2, 

    Bác Hồ nói đến cảnh “Trong tù không rượu cũng không hoa” bởi vì nó phù hợp để diễn tả kiểu hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn của Người lúc bấy giờ. Khi sáng tác bài thơ Tức cảnh Pác Bó, Người đang được tự do và hoạt động cách mạng ở chiến khu Việt Bắc. Còn khi sáng tác Ngắm trăng thì Người đang bị giam giữ ở nhà tù Tưởng Giới Thạch, Người nhìn qua song sắt nhà tù và thấy cảnh trăng tuyệt đẹp ấy. Rượu và hoa là hai thú vui được các thi nhân xưa thưởng thức khi ngắm trăng. Nhưng trong hoàn cảnh nhà tù thiếu thốn ấy, Người vẫn say đắm với thiên nhiên tuyệt đẹp bên ngoài song sắt nhà tù.

    Ba chữ “nại nhược hà” trong câu thơ thứ hai có ý nghĩa là “khó hững hờ”.

    Từ đây, ta thấy được tình yêu thiên nhiên tha thiết của Người, dù trong hoàn cảnh khó khăn và ngục tù ấy, Người vẫn rung động và giao hòa với thiên nhiên tươi đẹp ngoài kia. Từ đây, ta thấy được sự lạc quan và ý chí kiên cường của người tù cách mạng vĩ đại Hồ Chí Minh

    3.

    Phép đối trong bài thơ Ngắm trăng được thể hiện ở hai câu thơ cuối “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ/Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”. Hai câu thơ với cấu trúc sánh đôi cho thấy sự giao hòa tuyệt đối, song phương của Bác và thiên nhiên, trong đó hình ảnh của Bác hiện lên vĩ đại, không chút sợ hãi và chan chứa tình yêu thiên nhiên. Hình ảnh trăng xuất hiện nhiều trong thơ Bác và nay thì trăng được nhân hóa thành một con người có tâm hồn, thành một người bạn tâm giao tri âm tri kỷ của Bác qua song sắt nhà tù. Bác và trăng cùng giao hòa tâm hồn như những người bạn. Dường như nhà tù chỉ giam giữ được thân xác của Bác chứ không hề giam giữ được tinh thần của Bác. Tâm trí của Bác dành trọn cho thiên nhiên, cho vầng trăng tươi đẹp. Và đây chính là cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng.

    Trả lời

Viết một bình luận