Câu 40: Dùng chất nào sau đây để thu hồi thủy ngân rơi trong phòng thí nghiệm? ​A. Vôi sống. ​B. Cát. ​C. Muối ăn. ​D. Lưu huỳnh. Câu 41: Có phản ứng

By Aaliyah

Câu 40: Dùng chất nào sau đây để thu hồi thủy ngân rơi trong phòng thí nghiệm?
​A. Vôi sống. ​B. Cát. ​C. Muối ăn. ​D. Lưu huỳnh.
Câu 41: Có phản ứng hoá học xảy ra như sau: 2H2S + SO2 → 3S + H2O. Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất các chất phản ứng?
​A. SO2 là chất oxi hoá, H2O là chất khử.​B. H2S là chất khử, H2O là chất oxi hoá.
​C. H2S là chất oxi hoá, SO2 là chất khử.​D. SO2 là chất oxi hoá, H2S là chất khử.
Câu 42: Số oxi hóa có thể có của lưu huỳnh trong hợp chất thường là
​A. 0, 2, 4, 6.​B. -2, 0, +4, +6.​C. 1, 3, 5, 7.​D. -2, +4, +6.
Câu 43: Dung dịch nào sau đây không phản ứng với dung dịch AgNO3?
​A. NaCl.​B. NaF.​C. CaCl2.​D. NaBr.
Câu 44: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl là
​A. Cu, Fe, Al.​B. Fe, Mg, Al.​C. Cu, Pb, Ag.​D. Fe, Au, Cr.
Câu 45: Kim loại sắt tác dụng với lưu huỳnh (đun nóng) sản phẩm thu được là
​A. FeS. C. FeS2. ​B. Fe2S3. ​D. Fe3S.
Câu 46: Chất nào sau đây vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử?
​A. SO2.​B. O3. ​C. SO3.​D. H2SO4.
Câu 47: Đốt cháy đơn chất X trong oxi, thu được khí Y. Mặt khác, X phản ứng với H2 (khi đun nóng), thu được khí Z. Trộn hai khí Y và Z thu được chất rắn màu vàng. Đơn chất X là
​A. photpho.​B. cacbon.​C. nitơ.​D. lưu huỳnh.
Câu 48: Có các nhận xét sau về clo và hợp chất của clo:
(1) Nước Gia-ven có khả năng tẩy màu và sát khuẩn.
(2) Cho giấy quì tím vào dung dịch nước clo thì quì tím chuyển màu hồng sau đó lại mất màu.
(3) Trong phản ứng của HCl với MnO2 thì HCl đóng vai trò là chất bị khử.
(4) Trong công nghiệp, clo được điều chế bằng cách điện phân dung dịch NaCl (màng ngăn, điện cực trơ).
Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là
​A. 4.​B. 3.​C. 1​D. 2.
Câu 49: Đổ dung dịch AgNO3 lần lượt vào 4 dung dịch: NaF, NaCl, NaBr, NaI thì thấy
​A. có 1 dung dịch tạo ra kết tủa và 3 dung dịch không tạo kết tủa.​
​B. cả 4 dung dịch đều tạo ra kết tủa.​
​C. có 2 dung dịch tạo ra kết tủa và 2 dung dịch không tạo kết tủa.​
​D. có 3 dung dịch tạo ra kết tủa và 1 dung dịch không tạo kết tủa.
Câu 50: Cho các chất: Cu, C, Br2, Au, Mg. Số chất phản ứng được với clo là
​A. 2.​B. 3.​C. 4.​D. 5.
Câu 51: Điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp nào?
​A. Đun nhẹ HCl với MnSO4.​B. Đun nhẹ HCl đậm đặc với MnO2​
​C. Cho NaCl tác dụng với dung dịch H2SO4. ​D. Đun HCl với K2MnO4.
Câu 52: Có các nhận xét sau về clo và hợp chất của clo:
(1) Nước Gia-ven có khả năng tẩy màu và sát khuẩn.
(2) Cho giấy quì tím vào dung dịch nước clo thì quì tím chuyển màu hồng sau đó lại mất màu.
(3) Trong phản ứng của HCl với MnO2 thì HCl đóng vai trò là chất bị khử.
(4) Trong công nghiệp, Cl2 được điều chế bằng cách điện phân dung dịch NaCl (màng ngăn, điện cực trơ).
Trong các nhận xét trên, số nhận xét đúng là
​A. 3.​B. 1.​C. 2.​D. 4.
Câu 53: Cho m gam kim loại M tác dụng hết với H2SO4 loãng, thu được 5m gam muối. Kim loại M là
​A. Mg.​B. Fe.​C. Zn.​D. Al.
Câu 54: Để phân biệt được 3 chất khí: CO2, SO2 và O2 đựng trong 3 bình mất nhãn riêng biệt, người ta dùng thuốc thử là
​A. Nước vôi trong và dung dịch Br2.​B. Dung dịch Br2.
​C. Nước vôi trong.​D. Dung dịch KMnO4.

0 bình luận về “Câu 40: Dùng chất nào sau đây để thu hồi thủy ngân rơi trong phòng thí nghiệm? ​A. Vôi sống. ​B. Cát. ​C. Muối ăn. ​D. Lưu huỳnh. Câu 41: Có phản ứng”

Viết một bình luận