Cha ông ta vốn coi trọng đức tính giản dị và khiêm tốn nên đã ý niệm các giá trị nghệ thuật trên cơ sở những thể hiện cũng giản dị, khiêm tốn, không c

Cha ông ta vốn coi trọng đức tính giản dị và khiêm tốn nên đã ý niệm các giá trị nghệ thuật trên cơ sở những thể hiện cũng giản dị, khiêm tốn, không chấp nhận sự xa hoa, lãng phí, hào nhoáng và khoa trương. Trong sáng tạo nghệ thuật các thủ pháp thường thiên về sự giản dị, nhẹ nhàng và thanh nhã. Đã ưu thích sự thông thoáng, thanh dịu khi quan hệ với tự nhiên, lại yêu chuộng giản dị, khiêm tốn trong quan hệ giữa xã hội nên tâm hồn Việt Nam rất kỵ những gì u uất, nặng nề hay rườm rà, loè loẹt. Bởi vậy những hình thức nặng nề, trang trí rườm rà, phức tạp, mầu sắc loè loẹt phô trương không được ưa chuộng trong truyền thống nghệ thuật dân tộc
A,ghi lại câu văn nêu luận điểm của đoạn văn trên .Câu văn đó đề cập đến những đức tính nào
B,theo tác giả,những đức tính đó được thể hiện trong sáng tạo nghệ thuật như thế nào[nêu 2 biểu hiện]
C,Tìm trạng ngữ và cho biết ý nghĩa của trạng ngữ trong câu văn sau:”bởi vậy………nghệ thuật dân tộc”
D Viết 5-6 câu văn trình bày ý nghĩa của lối sóng giản dị

0 bình luận về “Cha ông ta vốn coi trọng đức tính giản dị và khiêm tốn nên đã ý niệm các giá trị nghệ thuật trên cơ sở những thể hiện cũng giản dị, khiêm tốn, không c”

  1. a) câu văn nêu luận điểm của đoạn văn trên: “Cha ông ta vốn coi trọng đức tính giản dị và khiêm tốn nên đã ý niệm các giá trị nghệ thuật trên cơ sở những thể hiện cũng giản dị, khiêm tốn, không chấp nhận sự xa hoa, lãng phí, hào nhoáng và khoa trương”

    Câu văn đó đề cập đến đức tính giản dị và khiêm tốn

    b) theo tác giả,những đức tính đó được thể hiện trong sáng tạo nghệ thuật trên cơ sở những thể hiện cũng giản dị, khiêm tốn, không chấp nhận sự xa hoa, lãng phí, hào nhoáng và khoa trương

    c) trạng ngữtrong câu văn sau:”bởi vậy………nghệ thuật dân tộc”( ko có)

    chắc bn viết thiếu

    nếu có thì “Bởi vậy từ xưa đến nay những hình thức nặng nề, trang trí rườm rà,…….nghệ thuật dân tộc”

    ý nghĩa của trạng ngữ: xác định thời gian cho câu văn

    d) từ xưa đến nay đức tính giản dị  luôn là truyền thống chủa dân tộc VN. Gianr dị là cách sống đơn giản, tự nhiên, sống phù hợp vs hoàn cảnh, ko cầu kì , xa hoa . HCM là 1 vị lãnh tụ vĩ đại, là ng có phẩm chất giản dị và khiêm tốn. ở Bác có sự nhất quán giữa đời sống hành động chính trị lay trời chuyển đất vs đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn. Đó là nét đẹp đạo đức , lối sống giản dị trg đời sống , trg quan hệ vs mn, trg tác phong, trg cả lời nói và bài viết. giản dị là 1 đức tình tốt nên mỗi chúng em nguyện sống, học tập và làm thao Bác 

    Bình luận
  2. Bài làm :
    a/Luận điểm :

    -Cha ông ta vốn coi trọng đức tính giản dị và khiêm tốn.

    → Đề cập đến những đức tính khiêm tốn và giản dị.

    b/Biểu hiện :

    -Trong sáng tạo nghệ thuật các thủ pháp thường thiên về sự giản dị, nhẹ nhàng và thanh nhã.

    – Đã ưu thích sự thông thoáng, thanh dịu khi quan hệ với tự nhiên, lại yêu chuộng giản dị, khiêm tốn trong quan hệ giữa xã hội .

    c/ Trạng ngữ :

    -Từ xưa đến nay.

    Ý nghĩa : Để xác dịnh thời gian cho câu văn trên.

    d/                          Bài làm :

    Đức tính giản dị là một đức tính cao đẹp mà con người cần phải tôi luyện và học hỏi không ngừng trong cuộc sống. Giản dị là sự đơn giản, không cầu kỳ, phô trương. Một con người có lối sống giản dị là một con người không quá đề cao vẻ bề ngoài. Họ sống thanh cao, bình dị. Giản dị trong cả lời ăn tiếng nói, cách ăn mặc và ăn uống. Như bác Hồ của chúng ta, Bác là một vị lãnh tụ tối cao của dân tộc nhưng lại có lối sống vô cùng giản dị, giản dị trong sinh hoạt và tỏng cả công việc. Giản dị có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người. Nó giúp con người ta hoàn thiện được bản thân, được mọi người xung quanh quý mến và tôn trọng. Một người có lối sống giản dị thì cuộc sống sẽ trở nên thanh cao, thanh thản và điềm đạm hơn. Tóm lại, đây là một lối sống đẹp và vô cùng cần thiết. Vì vậy mỗi chúng ta hãy cùng nhau rèn luyện đức tính này vì một cuộc sống tươi đẹp hơn.

    Xin hay nhất ạ…

    Bình luận

Viết một bình luận