Chỉ ra và phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong câu thơ sau: “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” (Ngắm trăng – H

By Josie

Chỉ ra và phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong câu thơ sau:
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
(Ngắm trăng – Hồ Chí Minh)

0 bình luận về “Chỉ ra và phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong câu thơ sau: “Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ” (Ngắm trăng – H”

  1. *Các biện pháp tu từ trong các câu thơ trên:

    – Phép tu từ nhân hóa : “Trăng nhòm”

    – Điệp từ : “Ngắm”

    *Giá trị của các biện pháp tu từ trong câu thơ trên:

    – Nghệ thuật nhân hóa : trăng được nhân hóa có gương mặt và ánh mắt như con người. Nhà thơ và trăng im lặng nhìn nhau, thông cảm, chia sẻ mối tình tri kỷ.

    – Nghệ thuật điệp từ : “ngắm” được điệp lại hai lần, nghệ thuật đối xứng nhấn mạnh hình ảnh trăng và người, đó là tư thế ngắm trăng tuyệt đẹp, hướng tới cái đẹp của cuộc sống.

    Trả lời
  2. “Người ngắn trăng soi ngoài cửa sổ

     Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

    – BPTT: phép đối ( ở 2 đầu là từ chỉ người và trăng, giữa là cửa tù, song sắt), nghệ thuật nhân hóa qua  từ “nhòm”.

    – Giá trị của BPTT: làm nổi bật tình cảm mãnh liệt giữa người và trăng. Bác đã chủ động đến với trăng, ngược lại trăng cũng được nhân hóa để đến với Bác, chia sẻ cả niềm vui lẫn nỗi buồn. Cả người và trăng đều ung dung, thanh thản vượt qua song sắt lạnh lẽo, chiến thắng ngục tù.

    Bn tham khảo ^^

    Trả lời

Viết một bình luận