Chính quyền nhà Hán tiến hành bóc lột nhân dân ta như thế nào? Em có nhận xét gì về chính sách bóc lột nhân dân ta của bọn đô hộ nhà Hán? CÂU 2. Từ th

By Hadley

Chính quyền nhà Hán tiến hành bóc lột nhân dân ta như thế nào? Em có nhận xét gì về chính sách bóc lột nhân dân ta của bọn đô hộ nhà Hán?
CÂU 2. Từ thế kỷ I đến thế kỷ VI, tình hình kinh tế của nước ta như thế nào đã làm gì?
CÂU 3. Chính quyền đô hộ đã làm gì để đồng hóa dân ta?
CÂU 4. Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu nổ ra trong hoàn cảnh nào? Em hãy cho biết diễn biến, kết quả của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu? Cuộc khởi nghĩa này có ý nghĩa như thế nào?

0 bình luận về “Chính quyền nhà Hán tiến hành bóc lột nhân dân ta như thế nào? Em có nhận xét gì về chính sách bóc lột nhân dân ta của bọn đô hộ nhà Hán? CÂU 2. Từ th”

  1. Câu 1:

    Chính sách bóc lột của bọn đô hộ vô cùng tham lam, tàn bạo bằng các loại thuế và cống nạp. Cống nạp thể hiện ở hai khía cạnh: vơ vét cùng kiệt các sản vật quý hiếm và những người thợ giỏi.
    Câu 2:

    Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có sự thay đổi tích cực, phát triển.

    Đồ sắt được sử dụng rộng rãi (công cụ, dụng cụ, vũ khí)

    Nhà Hán thực hiện nắm độc quyền về sắt và đặt các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt. Tuy nhiên, nghề sắt ở Giao Châu vẫn phát triển bằng chứng là: các nhà khảo cổ tìm được nhiều đồ sắt trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I – VI (vũ khí, rìu, mai, cuốc,…)

    Nông nghiệp:

    + Sử dụng sức lao động của trâu, bò phổ biến.

    + Phong Khê: có đê phòng lụt, có nhiều kênh ngòi.

    + Hai vụ lúa: vụ chiêm, vụ mùa.

    + Cây trồng và vật nuôi phong phú.

    Sách “Nam phương thảo mộc trạng” nói đến một kĩ thuật trồng cam rất đặc biệt của người châu Giao: để chống sâu bọ châm đục thân cây cam, người ta nuôi loại kiến vàng, cho làm tổ ngay trên cành cam,…; đó là kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.

    Thủ công nghiệp:

    + Chính quyền phương Bắc giữ độc quyền đồ sắt. 

    + Nghề rèn sắt phát triển, nghề làm gốm mở mang.

    + Nghề dệt vải (tơ tre, tơ chuối). Vải tơ chuối là đặc sản của miền đất Âu Lạc cũ, các nhà sử học gọi là vải Giao Chỉ.

    Thương nghiệp: hàng hóa trao đổi buôn bán.

    + Hình thành các làng.

    + Trao đổi với thương nhân Giava, Trung Quốc, Ấn Độ.

    + Chính quyền đô hộ giữ độc quyền về ngoại thương.

    Câu 3:

    Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt:

    – Bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế vô lí, bắt nhân dân cống nộp sản vật quý hiếm như: ngà voi, đồi mồi,…

    – Bắt những người thợ thủ công giỏi, khéo tay về nước.

    – Đưa người Hán sang sống chung với người Việt để “thuần hóa” người Việt. Bắt dân ta theo phong tục tập quán của người Hán, học chữ Hán,…

    – Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta,…

    ⟹ Những chính sách vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt.

    Chính sách thâm hiểm nhất: là muốn đồng hóa dân tộc ta về mọi mặt, biến nước ta trở thành một quận, huyện của chúng.

    Câu 4:

    Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu:

    Diễn biến:

     Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ.

    – Từ căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc, Thanh Hóa), nghĩa quân đánh phá các thành ấp của quan lại nhà Ngô ở quận Cửu Chân rồi đánh ra khắp Giao Châu.

    – Được tin, nhà Ngô cử tướng Lục Dận đem 6.000 quân sang Giao Châu, chúng vừa đánh, vừa mua chuộc, tìm cách chia rẽ nghĩa quân.

    – Trước thế giặc mạnh, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, Bà Triệu anh dũng hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền, Hậu Lộc, Thanh Hóa)=> Cuộc khởi nghĩa kết thúc.

    Ý nghĩa:

    Đây là một trong những cuộc nổi dậy tiêu biểu, mạnh mẽ và rộng lớn nhất. Cuộc khởi nghĩa này là đỉnh cao của phong trào nhân dân thế kỷ I

    Trả lời
  2. 1.Chính sách bóc lột của bọn đô hộ vô cùng tham lam, tàn bạo bằng các loại thuế và cống nạp

    vơ vét cùng kiệt các sản vật quý hiếm và những người thợ giỏi.
    2.Tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có sự thay đổi tích cực, phát triển:
    Đồ sắt: được sử dụng rộng rãi (công cụ, dụng cụ, vũ khí)
    Nông nghiệp: sử dụng sức lao động của trâu, bò phổ biến
                          Cây trồng và vật nuôi phong phú
                          Hai vụ lúa: vụ chiêm, vụ mùa
    Thủ công nghiệp: chính quyền phương Bắc giữ độc quyền đồ sắt
                                Nghề rèn sắt phát triển, nghề làm gốm mở mang
    Thương nghiệp:hàng hóa trao đổi buôn bán

                             Hình thành các làng.

                             Trao đổi với thương nhân Giava, Trung Quốc, Ấn Độ

                             Chính quyền đô hộ giữ độc quyền về ngoại thương

    3. Bắt dân ta học tiếng Hán và theo phong tục người hán,cho người Hán sống chung để hoà nhập với nhân dân ta
    Người Hán cho người Hoa lấy vợ là người Việt để dần dần xoá huyết thống người Việt
    Truyền bá tư tưởng văn hoá phương Bắc cho người Việt
    4.Diễn Biến:Vào năm 248, cuộc khởi nghĩa do tướng Triệu Quốc Đạt cùng với em gái là Triệu Thị Trinh (Bà Triệu) lãnh đạo được bùng nổ. Bà Triệu đã làm hịch truyền đi khắp nơi trên đất nước để kể tội nhà Ngô. Và kêu gọi nhân dân đứng dậy để đánh đuổi quân xâm lược.
    Kết quả:

    Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu bị đàn áp dã man

    Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền – Hậu Lộc – Thanh Hóa)
    Ý nghĩa:Đây là một trong những cuộc nổi dậy tiêu biểu, mạnh mẽ và rộng lớn nhất. Cuộc khởi nghĩa này là đỉnh cao của phong trào nhân dân thế kỷ II – III
    cho điểm tuyệt đối đc ko ạ :))))

    Trả lời

Viết một bình luận