cho đoạn văn sau: “Và lão kể. Lão kể nhỏ nhẹ và dài dòng thật. Nhưng đại khái có thể rút vào hai việc. Việc thứ nhất: Lão thì già, con đi vắng,

cho đoạn văn sau:
“Và lão kể. Lão kể nhỏ nhẹ và dài dòng thật. Nhưng đại khái có thể rút vào hai việc. Việc thứ nhất: Lão thì già, con đi vắng, vả lại nó cũng còn dại lắm, nếu không có người trông nom cho thì khó mà giữ được vườn đất để làm ăn ở làng này. Tôi là người nhiều chữ nghĩa, nhiều lý luận, người ta kiêng nể, vậy lão muốn nhờ tôi cho lão gửi ba sào vườn của thằng con lão, lão viết văn tự nhượng cho tôi để không ai còn tơ tưởng dòm ngó đến; khi nào con lão về thì nó sẽ nhận vườn làm, nhưng văn tự cứ để tên tôi cũng được, để thế để tôi trông coi cho nó… Việc thứ hai: Lão già yếu lắm rồi, không biết sống chết lúc nào: con không có nhà, lỡ chết không biết ai đứng ra lo cho được; để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm mắt: lão còn được hăm nhăm đồng bạc với năm đồng vừa bán chó là ba mươi đồng bạc, muốn gửi tôi để lỡ có chết thì tôi đem ra, nói với hàng xóm giúp, gọi là của lão có tí chút, còn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm cả…”
Câu hỏi: việc lão Hạc nhờ ông giáo trong đoạn văn trên, có người đồng ý, có người lại cho là gàn dở, ý kiến của em như thế nào?
giúp em ạ :<

0 bình luận về “cho đoạn văn sau: “Và lão kể. Lão kể nhỏ nhẹ và dài dòng thật. Nhưng đại khái có thể rút vào hai việc. Việc thứ nhất: Lão thì già, con đi vắng,”

  1. @HỌC TỐT

    Ý kiến 1: Có người đồng ý với việc lão Hạc nhờ ông giáo

    – Theo tôi, lão Hạc nhờ ông giáo những việc đó trước tiên là ông giáo là người có chữ, hiểu đời hiểu người và có tiếng nói. Ngoài ra, tôi nghĩ lão đã nghĩ đến việc tìm đến cái chết để giải thoát cho bản thân nên lão muốn nhờ ông giáo trông coi mảnh vườn giúp con trai để không ai có tơ tưởng dòm ngó là đúng. Qua đó, ta cảm nhận tình yêu thương con vô bờ bến của người cha tuổi đã xế chiều mãn bóng. Bên cạnh đó, khi cuộc sống rơi vào nghèo khổ, cùng quẫn, lão gửi ba mươi đồng bạc cho ông giáo lo ma chay cho mình vì không muốn phiền lụy những người hàng xóm nghèo khi mình chết đi, không muốn họ đã khổ lại thêm khổ vì mình nữa. Điều đó thể hiện lão Hạc là một người giàu lòng tự trọng, có nhân cách cao đẹp, lão không ăn xin, trộm cắp, không tha hóa biến chất như Binh Tư mà chọn cái chết để bảo toàn nhân cách. 

    Ý kiến 2: Có người cho rằng lão gàn dở khi nhờ ông giáo

    – Nếu bảo lão gàn dở thì trước hết, nếu lão gàn dở thì lão đã không để lại mảnh vườn của con trai cho ông giáo trông coi. Nếu ông giáo không trông coi thì mảnh vườn có thể không còn và sẽ không ai khuyên đứa con trai còn non nớt đừng bán mảnh vườn. Từ đó thấy được tình yêu thương của người cha. Còn nếu lão gàn dở, không gửi ông giáo ba mươi đồng thì sẽ làm liên lụy đến hàng xóm. Vì lão không còn con đường sống nên đã nghĩ đến việc tìm đến cái chết và sau khi chết lão không muốn những người hàng xóm nghèo ấy phải khổ, phải thêm vất vả vì bản thân mình nên đã gửi số tiền đó nhờ ông giáo lo ma chay giúp mình.

    Bình luận

Viết một bình luận