cho từ từ Dd KOH đến dư vào 3,25g muối sắt clorua sau đó lọc kết tủa đem nung ở nhiệt độ cao thì thu được 1,6g chất rắn, biết rằng sự hao hụt trong

By Jasmine

cho từ từ Dd KOH đến dư vào 3,25g muối sắt clorua sau đó lọc kết tủa đem nung ở nhiệt độ cao thì thu được 1,6g chất rắn, biết rằng sự hao hụt trong quá trình thí nghiệm là không đáng kể
Hãy tìm CTHH của muối sắt clorua
Lm giúp mik đi

0 bình luận về “cho từ từ Dd KOH đến dư vào 3,25g muối sắt clorua sau đó lọc kết tủa đem nung ở nhiệt độ cao thì thu được 1,6g chất rắn, biết rằng sự hao hụt trong”

  1. Gọi CTHH sắt clorua là $FeCl_x$ 

    $n_{FeCl_x}=\dfrac{3,25}{56+35,5x}$

    $FeCl_x+xKOH\to Fe(OH)_x+xKCl$

    $\Rightarrow n_{Fe(OH)_x}=\dfrac{3,25}{56+35,5x}$

    $2Fe(OH)_x \buildrel{{t^o}}\over\to Fe_2O_x+xH_2O$

    $\Rightarrow n_{Fe_2O_x}=\dfrac{1,625}{56+35,5x}$

    $\Rightarrow \dfrac{1,625}{56+35,5x}=\dfrac{1,6}{2.56+16x}$

    $\Leftrightarrow 1,6(56+35,5x)=1,625(112+16x)$

    $\Leftrightarrow x=3$

    Vậy CTHH muối là $FeCl_3$

    Trả lời
  2. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    Gọi CTHH của muối sắt clorua là $FeCl_n$(trong đó : $n$ là hóa trị của Sắt )

    $FeCl_n + nKOH \to Fe(OH)_n + nKCl$(1)
    $4Fe(OH)_n + (3-n)O_2 \xrightarrow{t^o} 2Fe_2O_3 + 2nH_2O$(2)

    $n_{Fe_2O_3} = \dfrac{1,6}{160} = 0,01(mol)$

    Theo PTHH (2) :

    $n_{Fe(OH)_n} = 2n_{Fe_2O_3} = 0,01.2 = 0,02(mol)$

    Theo PTHH (1) : 
    $n_{FeCl_n} = n_{Fe(OH)_n} = 0,02(mol)$

    $\to M_{FeCl_n} = 56 + 35,5n = \dfrac{3,25}{0,02} = 162,5$

    $\to n = 3$

    Vậy CTHH của muối sắt clorua : $FeCl_3$

     

    Trả lời

Viết một bình luận