ĐỀ 1
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“…Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Điều tôi dự đoán, thật không sai. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ nột quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông…”
(Ngữ văn 6 – tập 2,trang 89,NXB Giáo dục,2014)
Câu 1. (0,25 điểm) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?
Câu 2. (0,25 điểm) Văn bản chứa đoạn trích thuộc thể loại gì?
Câu 3. (0,25 điểm) Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
Câu 4. (0,25 điểm) Đoạn văn trên được viết theo trình tự nào?
Câu 5. (0,5 điểm) Biện pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều nhất trong đoạn văn trên là gì?
Câu 6. (0,5 điểm) Trong đoạn: “Tròn trĩnh phúc hậu…nước biển ửng hồng” có bao nhiêu từ láy? Hãy liệt kê.
Câu 7. (1,0 điểm) Xác định thành phần chính của câu: “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.”. Thành phần vị ngữ của câu trên có cấu tạo như thế nào?
PHẦN II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 8. ( 3 điểm) Tìm và nêu tác dụng của phép tu từ trong hai câu thơ sau:
‘‘Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
Câu 9. ( 4 điểm) Viết đoạn văn ngắn ( chủ đề tự chọn). Trong đoạn văn có sử dụng câu trần thuật đơn có từ là. Gạch chân câu văn đó.
Câu 1:
Trích từ văn bản Cô Tô
Câu 2:
Thuộc thể loại bút kí
Câu 3:
Viết theo phương thức biểu đạt: Miêu tả
Câu 4:
Đoạn văn trên được viết theo trình tự thời gian, từ sớm đến muộn
Câu 5:
Biện pháp nghệ thuật sử dụng nhiều nhất là nhân hóa
Câu 6:
Trong câu đó có 3 từ láy: tròn trĩnh, thiên nhiên, đầy đặn
Câu 7:
Sau trận bão, chân trời, ngấn bể /sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi
TN CN VN
(Các câu 8,9 bạn từ làm nhé, có thể lên mạng gõ tham khảo thêm) :))
c1: Trích từ văn bản Cô Tô
c2: Kí
c3:Miêu tả
c4:Đoạn văn trình bày theo trình tự không gian, thời gian.
c5:
Biện Pháp Nghệ Thuật được sử dụng trong đoạn văn trên :
+ So sánh :
Sau trận bão , chân trời , ngân bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi
Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn
Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới muôn thuở biển Đông
=> Câu trên đã sử dụng BPNT so sánh để miêu tả về chân trời , ngấn bể ở Cô Tô
=> So sánh ngang bằng
c6: có 4 từ láy:đầy đặn,tròn trĩnh,thăm thẳm,thiên nhiên
c7:
Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi.
Cho biết thành phần chính của câu
→Thành phần chính của câu là Chủ ngữ
Thành phần vị ngữ của câu trên có cấu tạo như thế nào?
Sau trận bão/ chân trời, ngấn bể// sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.
TN CN VN
=> Thành phần vị ngữ của câu có cấu tạo là loại cụm danh từ
c8:
+Biện pháp tu từ :- Nhận hóa
– Ẩn dụ
+Tác dụng :
– Nhận hóa ; làm cho mặt trời giống con người
– Ẩn dụ : ví Bác Hồ tỏa sáng như mặt trời
c9
Khi đi học ,tôi thích nhất là khi tới giờ ra chơi . Vì cứ trống đánh để báo hiệu giờ ra chơi là học sinh cả trường chạy ào ra sân như kiến vỡ tổ ,lúc đó rất vui . Có vài nhóm nữ sinh tụ tập dưới tán lá mát rượi của cụ bàng tám ,nói chuyên về chuyện học hoặc ăn uống . Hay từng cặp bạn nam chơi đá cầu với nhau, trên vai ai nấy đều ướt đẫm ánh nắng.Lúc đó tôi cùng 1 người bạn ,bạn ấy là bạn Tâm chạy theo một đám học sinh ùa đến căn-tin ăn quà vặt;… Cảnh vui tươi, nhộn nhịp đó khó có người học trò nào quên được.Giờ ra chơi sẽ luôn là giờ tôi thích nhất