ĐỀ BÀI Câu 1. (4.0 điểm): Xác định các trường từ vựng và chỉ ra, nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật có trong khổ thơ sau (không cần viết thành

By Amara

ĐỀ BÀI
Câu 1. (4.0 điểm): Xác định các trường từ vựng và chỉ ra, nêu tác dụng của các
biện pháp nghệ thuật có trong khổ thơ sau (không cần viết thành bài phân tích):
“…Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu…”
(Ông đồ – Vũ Đình Liên)
Câu 2. (6.0 điểm):
Ngạn ngữ Hi ạp có câu: "Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa
quả lại ngọt ngào".
Bằng một bài văn ngắn (một trang giấy), hãy trình bày suy nghĩ của em về
vấn đề được nêu trong câu ngạn ngữ.
Câu 3. (10.0 điểm):
Có ý kiến cho rằng: “Đọc một tác phẩm văn chương, sau mỗi trang sách, ta
đọc được cả nỗi niềm băn khoăn, trăn trở của tác giả về số phận con người.”
Dựa vào hai văn bản: Lão Hạc (Nam Cao) và Cô bé bán diêm (An – đéc-
xen), em hãy làm sáng tỏ nỗi niềm đó.
Hết

0 bình luận về “ĐỀ BÀI Câu 1. (4.0 điểm): Xác định các trường từ vựng và chỉ ra, nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật có trong khổ thơ sau (không cần viết thành”

  1. Câu 1:

    * Các trường từ vựng.

    – Vật dụng: giấy, mực, nghiên.

    – Tình cảm: buồn, sầu.

    – Màu sắc: đỏ, thắm.

    * Các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ và tác dụng của chúng:

    – Điệp ngữ: mỗi

    `->` Sự kinh ngạc trước sự thay đổi quá bất ngờ mỗi năm mỗi vắng.

    – Câu hỏi tu từ: Người thuê viết nay đâu?

    `->` Hình ảnh ông đồ già xở xác, im lặng bên góc phố, người trên phố vẫn đông nhưng chỗ ông

    ngồi thì vắng vẻ, loáng thoáng người thuê viết, tâm trạng xót xa chán nản.

    – Nhân hoá: giấy-buồn, mực-sầu.

    `->` Sự buồn, cái sầu như ngấm vào cảnh vật (giấy, nghiên), những vật vô giác ấy cũng buồn cùng

    ông, như có linh hồn cảm thấy cô đơn hẻo lánh…

    Câu 2:

    *Ý nghĩa câu ngạn ngữ

    –  Phép ẩn dụ: chùm rễ đắng cay, hoa quả ngọt ngào.

    `->` Tạo nên nghĩa hàm súc, cô đọng.

    – Học vấn được hiểu là trình độ hiểu biết của người có học.

    – Con đường đi tới học vấn chứa đầy khó khăn, gian khổ (những chùm rễ đắng cay).

    – Tuy vậy, học vấn mang lại niềm vui và hạnh phúc cho con người (hoa quả ngọt ngào).

    – Bắt buộc ta cần phải nhìn thấy cả hai mặt của vấn đề và cần xác định rõ chỉ có không ngại khó,

    chúng ta mới có thể thành công trong việc học tập.

    * Khẳng định chân lí trong câu ngạn ngữ.

    – Có học vấn thì con người mới có đủ khả năng làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, nhất là làm chủ

    vận mệnh của mình. Trên cơ sở ấy, đời sống vật chất và tinh thần mới được nâng cao.

    – Muốn có học vấn cao thì phải nỗ lực cho tới cùng không được ngừng nghĩ -> vận dụng làm cho

    trí óc vất vả, phải lao tâm khổ trí.

    – Cần có trạng thái khó khăn mấy cũng không lùi bước. Thắng không bại không rớt.

    – Tấm gương tiêu biểu vượt khó trong học tập: Bác Hồ nghiêm túc trong học tập nên đã đạt tới

    trình độ học vấn cao, giáo sư Ngô Bảo Châu đạt giải toán học lừng danh trên thế giới, các thủ khoa

    ở các đợt thi vào đại học hàng năm ấy chứng tỏ bộc lộ trong học tập và rèn luyện của bản thân, của

    những người mà mình biết để làm sáng tỏ thêm chân lí trong câu ngạn ngữ trên.

    *Mở rộng và nâng cao (bày tỏ quan điểm)

    – Học vấn không chỉ là tri thức mà còn bao gồm cả việc rèn luyện tư tưởng, tình cảm, đạo đức, nhân cách cao quý. Làm sao để đạt được điều đó? đúng, chúng ta cần cố gắng rất nhiều. Từ bỏ một thói xấu, làm một việc tốt cũng cần phải đấu tranh với bản thân, vượt qua khó khăn, thử thách gian nan.

    – Không phải khi nào trong quá trình học tập cay đắng cũng đến trước, ngọt ngào đến sau. Trong học tập nhiều lúc vừa có nỗi khổ vừa có niềm vui. Khi đã ham học, chăm học thì sự say mê sẽ làm ta quên cả nhọc mệt. Những lúc đó, kết quả học tập nhất định sẽ đạt được những thứ rất cao mà ta mong đợi từ bấy lâu nay.

    Trả lời

Viết một bình luận