Đọc đoạn trích sau đây: “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà

By Reese

Đọc đoạn trích sau đây:
“Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh. ”
(Ngữ Văn 9, tập hai)
a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai? Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản đó. b. Qua đoạn văn trên, em hiểu điều mà tác giả muốn nói là gi? Quan điểm này của tác giả gợi nhắc em nhớ tới văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ Văn 7 cũng để cập đến nội dung của văn nghệ? (ghi rõ tên tác giả).
c. Phân tích ngữ pháp để xác định kiêu câu của cầu văn sau: “Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.”

0 bình luận về “Đọc đoạn trích sau đây: “Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà”

  1. a) Đoạn văn trên trích trong văn bản Tiếng nói của văn nghệ của Nguyễn Đình Thi.

    Phương thức biểu đạt chính nghị luận

    b) Qua đoạn văn trên, em hiểu điều mà tác giả muốn nói là mỗi tác phẩm là một ý nghĩa chất chứa trong đó, nó luôn mới mẻ không lập đi lập lại và văn nghệ chính là cảm hứng những thứ thực nhất từ bên ngoài.

    Quan điểm này của tác giả gợi nhắc em nhớ tới văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ Văn 7 cũng để cập đến nội dung của văn nghệ là Ý nghĩa văn chương, tác giả Hoài Thanh

    c) Anh / gửi vào tác phẩm một lá thư,

      CN            VN

    một lời nhắn nhủ, anh / muốn đem một

                                    CN.        VN

     phần của mình góp vào đời sống chung quanh

    Là câu ghép

    Trả lời
  2. a, Đoạn văn trên được trích trong văn bản “Tiếng nói của văn nghệ” của tác giả Nguyễn Đình Thi

    Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

    b,

    Qua đoạn văn trên, điều mà tác giả muốn gửi gắm đó là tác phẩm nghệ thuật cần lấy cảm hứng từ chính cuộc sống thực tại, đồng thời gửi gắm những thông điệp mới mẻ của người viết, đem đến những giá trị cá nhân của mình vào đời sống cộng đồng.

    Quan điểm này của tác giả làm em nhớ tới văn bản “Ý nghĩa văn chương” của tác giả Hoài Thanh

    c,

    Anh / gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh / muốn đem một phần của mình góp

    CN1                              VN1                                           CN2                   VN2

    vào đời sống chung quanh.

    Đây là câu ghép.

    Trả lời

Viết một bình luận