Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi ” Ta thường tới bữa quên ăn ,nửa đêm vỗ gối , ruột đau như cắt , nước mắt đầm đìa ; chỉ căm tức chưa xả thịt lột

By Eden

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
” Ta thường tới bữa quên ăn ,nửa đêm vỗ gối , ruột đau như cắt , nước mắt đầm đìa ; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da , nuốt gần uống máu quân thù . Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ , nghìn xác này gói trong đã ngựa , ta cũng vui lòng . ”
Câu 1 : Đoạn văn trên trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ? Văn bản có đoạn văn nêu được sáng tác trong hoàn cảnh nào ?
Câu 2 : Nội dung chính của đoạn trích trên ?
Câu 3 : 2 câu văn trong đoạn trích trên thuộc kiểu câu gì ? Thực hiện hành động nói nào ?
Câu 4 : Từ nội dung đoạn văn trên em rút ra được bài học gì cho mình trong cuộc sống ( viết thành một đoạn văn khoảng 4-6 câu )

0 bình luận về “Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi ” Ta thường tới bữa quên ăn ,nửa đêm vỗ gối , ruột đau như cắt , nước mắt đầm đìa ; chỉ căm tức chưa xả thịt lột”

  1. Đáp án + giải thích cá bước làm

    Câu 1 Đoạn văn trên trích từ văn bản “Hịch Tướng Sĩ” của Trần Quốc Tuấn

    Hoàn cảnh sáng tác tác:Ra đời trước cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên lần thứ 2 (1285) nhằm nêu cao quyết tâm đánh giặc thắng giặc

    Câu 2 Nội dung chính của đoạn trích trên: Lòng căm thù giặc sục sôi quân cướp nước của tác giả( Nỗi lòng của vị chủ tướng ) 

    Câu 3 Hai câu văn trong đoạn trích trên thuộc kiểu câu Trần thuật,thực hiện hành động nói trình bày 

    Chúc bạn học tốt nhé 

    Trả lời
    • ngocanh1802
    • 26/04/2020

    Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, ; nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng.

    1.Đoạn văn trích trong văn bản nào, tác giả là ai? Văn bản thuộc thể loại gi? Nêu hiểu biết của em về thể loại đó.

    Trả lời:

    – Tác phẩm: Hịch tướng sĩ

    – Tác giả :Trần Quốc Tuấn.

    – Thể loại: Hịch

    + Là thể loại văn nghị luận thời xưa, thường được vua chúa, tướng lĩnh, thủ lĩnh một phong trào dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài.

    + Hịch có kết cấu chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng thuyết phục.

    + Viết theo thể biền ngẫu.

    + Thường để khích lệ tình cảm, tinh thần người nghe.

    + Trong một bài hịch thường có 4 phần chính: phần 1: nêu vấn đề; phần 2: nêu truyền thống lịch sử; phần 3: nhận định tình hình, phân tích phải trái để gây lòng căm thù giặc; phần 4: đưa ra chủ trương cụ thể kêu gọi đấu tranh.

    2.Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản chứa đoạn trích trên.

    Trả lời:

    – Bài hịch được viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ hai. Trong ba lần đánh đuổi giặc Mông thì lần thứ hai là gay go, quyết liệt nhất. Giặc cậy thế mạnh, ngang ngược, hống hách; ta sôi sục căm thù và quyết tâm thắng giặc. Nhưng trong hàng ngũ tướng sĩ lúc này cũng có ngưòi dao động, có tư tưởng cầu hoà. Để cuộc chiến đấu thắng lợi, tất cả phải cùng một lòng nêu cao quyết tâm đánh giặc, thắng giặc. Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn ra đời nhằm đáp ứng kịp thời nhiệm vụ này.

    3.Xét theo mục đích nói, mỗi câu trong đoạn văn trên thuộc kiểu câu nào? Chúng được dùng để diễn đạt hành động nói gi?

    Trả lời:

    – Xét theo mục đích nói, mỗi câu trong đoạn văn trên thuộc kiểu câu câu trần thuật – được dùng với mục đích biểu cảm

    4.Viết đoạn văn khoảng 12 câu phân tích nỗi lòng của Trần Quốc Tuấn được thể hiện trong đoạn trích trên, sử dụng một câu phủ định, một thán từ.

    BÀI NÀY MK CHỈ GỢI Ý CÒN BN TỰ VIẾT NHA !!!

    Gợi ý bài:

    – Là một đoạn văn thể hiện được sự căm phẫn đến tột cùng của Trần Quốc Tuấn.

    + Lo lắng.

    + Đau xít

    + Căm phẫn

    Biểu hiện: tới bữa quên ăn, nửa đêm vô gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa
    => những điều đó có thể xuất hiện với một người đang có những tình cảm thường ngày được ư! Nó chỉ được biểu hiện rõ ràng với 1 con người đang căm phẫn, sôi sục, uất ức.

    Uất ức vì “chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. “

    – Và cuối đoạn văn là 1 lời có thể nói là tuyên thệ của Trần Quốc Tuấn, càng cho thấy rõ chí khí và lòng yêu nước của ông: Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng.- Với những động từ mạnh như: “đau như cắt”, “xả thịt , lột da, uống máu” , “xác này gói trong da ngựa”…. được sử dụng đúng lúc và đúng thời điểm, làm cho ý nghĩa của nó càng sâu sắc hơn.

    => Một đoạn văn hay và sâu sắc thể hiện tình yêu nước mãnh liệt, căm thù quân giặc sâu sắc và chí khí bản lĩnh của Trần Quốc Tuấn.

    5.Kể tên một văn bản nghị luận trung đại khác trong chương trình Ngữ văn 8 cũng nói về lòng yêu nước và nêu tên tác giả.

    Trả lời:

    Hai văn bản nghị luận trung đại khác trong chương trình Ngữ văn 8 cũng nói về lòng yêu nước
    – “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn.
    – “Nước Đại Việt ta” (hoặc Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi

    Trả lời

Viết một bình luận