Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Tỉnh thoảng muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên. đạp phanh phách vào

By Autumn

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Tỉnh thoảng muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên. đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp y như có nhát dao vừa đi qua. Đôi cánh tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to và nổi từng tảng rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.”
a) Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh?
b) Hãy cho biết chúng thuộc kiểu so sánh nào?
c) Nêu tác dụng của phép so sánh được sử dụng trong đoạn văn trên?
d) Biết đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?
e) Nêu phương thức biểu đạt?
f) Cho biết nội dung của đoạn trích trên?
i) Từ bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn em rút ra được bài học gì cho bản thân?

0 bình luận về “Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Tỉnh thoảng muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên. đạp phanh phách vào”

  1.  a) và b) Những ngọn cỏ gẫy rạp y như có nhát dao vừa đi qua. (so sánh ngang bằng)

                  Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. (so sánh ngang bằng)

     c) Tác dụng gợi hình giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động hơn.

         Tác dụng gợi cảm giúp biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.

     d) Đoạn văn trên được trích từ văn bản Dế Mèn phiêu lưu kí (trích chương 1). Tác giả là Tô Hoài, tên khai sinh là Nguyễn Sen.

     e) Phương thức biểu đạt: tự sự + miêu tả

     f) Nhấn mạnh đến sự cường tráng của chú Dế Mèn mới lớn.

        Cho ta thấy sự phát triển nhanh chóng của Dế Mèn. 

     g) Em rút ra được bài học gì cho bản thân: không nên kiêu căng, tự phụ mà phai biết độ lượng, nao dung, không ỷ mình mạnh mẽ mà đi trêu chọc người ta. Phải biết kềm chế sự tinh nghịch của mình. Thường xuyên giúp đỡ moi người những công việc mình làm được.

    Trả lời
  2. a) Các câu so sánh:  

    Những ngọn cỏ gẫy rạp y như có nhát dao vừa đi qua.

    – Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.

    b) Các câu so sánh thuộc kiểu so sánh ngang bằng. Sử dụng từ so sánh “như”

    c) Tác dụng: Làm cho những sự việc, sự vật được diễn tả một cách sinh động hơn, giúp cho người đọc tưởng tượng và cảm nhận được đôi nét thú vị qua các câu văn.

    d) Đoạn văn được trích từ văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”

    – Tác giả: Tô Hoài.

    e) PTBĐ: Miêu tả.

    f) Nội dung: Miêu tả về ngoại hình của Dế Mèn, với cơ thể khỏe khoắn, vững chắc, cho người đọc cảm nhận sự trưởng thành trong ngoại hình của Dế Mèn.

    i) Bài học đường đời của Dế Mèn em rút ra bài học cho bản thân:

    + ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

    + Không hung hắng, coi thường

    + Không tỏ vẻ ta đây

    + Không kiêu căng, xốc nổi

    + Làm việc gì cũng phải tính toán và nhận biết trước được hậu quả.

    Trả lời

Viết một bình luận