Em hãy kể lại câu truyện vế truyền thuyết mà em đã nghe, đã đọc

By Nevaeh

Em hãy kể lại câu truyện vế truyền thuyết mà em đã nghe, đã đọc

0 bình luận về “Em hãy kể lại câu truyện vế truyền thuyết mà em đã nghe, đã đọc”

  1. Truyền thuyết lấy bối cảnh vào thời vua Hùng Vương, khi vị vua đang cai trị đã đến tuổi già yêu, muốn truyền ngôi cho con cái của mình. Theo ông, người làm vua cần phải kế thừa được tài đức, lý tưởng của ông chứ không nhất thiết phải làm con trưởng. Điều đó gây nên một trận xôn xao trong các hoàng tử. Cuối cùng nhà vua ra chỉ rằng: Vào ngày lễ tiên vương, ai làm ra được một món ăn vừa ngon, lại ý nghĩa, được lòng tất cả mọi người thì sẽ được nối ngôi. Chiếu chỉ vừa ra, tất cả các hoàng tử đều ra sức tìm kiếm những món ngon quý hiếm, sơn hào hải vị từ khắp nơi. Chỉ mong làm hài lòng vua cha.

    Trong lúc ấy, chỉ có người con trai thứ mười tám của ngài – hoàng tử Lang Liêu là chẳng làm gì cả. Bởi chàng có cuộc sống rất khó khăn, thiếu thốn. Nhà chàng chỉ có thóc lúa là nhiều, chứ chẳng có gì cả. Vậy nên, chàng tự bỏ mình ra khỏi cuộc đua dành ngôi báu. Một hôm trong khi nằm mơ, chàng được một vị thần báo mộng, chỉ cho cách làm món bánh ngon, giàu ý nghĩa từ gạo nếp. Nghe theo lời dạy của thần, Lang Liêu chọn thứ gạo nếp thơm lừng, hạt nào hạt nấy tròn mẩy, đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ. Để đổi vị, đổi kiểu, cũng thứ gạo nếp ấy, chàng đồ lên, giã nhuyễn, nặn hình tròn. Đến ngày lễ tiên vương, món bánh của Lang Liêu trở thành món bánh vua cha ưng ý nhất. Các cận thần cũng trầm trồ khen ngon. Đã thế món bánh còn rất giàu ý nghĩa, tượng trưng cho sự hòa hợp của đất trời. Vì vậy, thuận lí thành chương, Lang Liêu được vua Hùng chọn trở thành người kế vị. Cũng từ đó, cứ đến dịp Tết, nhân dân ta lại đem gạo nếp ra làm bánh chưng, bánh giầy để đặt lên mâm thờ tổ tiên.

    Trả lời
  2. Truyện ” Thánh Gióng”

       Em đã được đọc rất nhiều câu chuyện truyền thuyết. Nhưng em thích nhất là truyền thuyết ” Thánh Gióng”. Câu chuyện được kể như sau :

       Ngày xưa, có hai vợ chồng chung sống rất hạnh phúc nhưng không có con. Một hôm, người vợ đi ra đồng, bà thấy một vết chân to liền ướm thử xem thua kém bao nhiêu. Từ đó, bà mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra một cậu con trai mặt mũi khôi ngô, tuấn tú. Nhưng đứa trẻ lên ba mà vẫn không biết nói, biết cười, biết đi. Cậu bé tên là Thánh Gióng.

       Bấy giờ, giặc Ân đang xâm lược nước ta. Nhà vua bèn sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài cứu nước. Đứa bé nghe tin bỗng dưng cất tiếng nói : ” Mẹ mời sứ giả vào đây cho con.” Thánh Gióng yêu cầu sứ giả bảo nhà vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo sắt. Sứ giả nghe vậy liền về tâu với đức vua. Từ lúc đó, chú bé lớn nhanh như thổi. Bà con phải góp gạo nuôi chú bé mong chú bé đánh giắc cứu nước.

       Giặc đã đến chân núi Trâu. Thánh Gióng vùng dậy, vươn vai thành tráng sĩ đi đánh giặc. Roi sắt gãy, Thánh Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Ngựa phun lửa, Thánh Gióng đánh tan quân giặc đến tận chân núi Sóc Sơn. Thắng giặc, Gióng bay về trời. Vua phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương, nhân dân lập đền Gióng.

        Câu chuyện là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.

     

    Trả lời

Viết một bình luận