em hãy trình bày tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê Sơ? Tổ chức quân đội và luật pháp thời Lê Sơ như thế nào? Nhận xét của em về tổ chứng quân đội và

By Nevaeh

em hãy trình bày tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê Sơ? Tổ chức quân đội và luật pháp thời Lê Sơ như thế nào? Nhận xét của em về tổ chứng quân đội và luật pháp thời Lê Sơ?

0 bình luận về “em hãy trình bày tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê Sơ? Tổ chức quân đội và luật pháp thời Lê Sơ như thế nào? Nhận xét của em về tổ chứng quân đội và”

  1. – Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ: được hoàn thiện dần và đến thời vua Lê Thánh Tông là hoàn chỉnh nhất.

    – Ở trung ương:

    + Đứng đầu triều đình là vua.

    + Để tập trung quyền lực vào vua, vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức vụ cao cấp nhất như: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức Tổng chỉ huy quân đội.

    + Giúp việc cho vua có các quan đại thần.

    + Ở triều đình có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn. 6 bộ là: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư; các cơ quan chuyên môn gồm Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.

    – Ở địa phương:

    + Thời vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông, cả nước chia làm 5 đạo. Dưới đạo là phủ, huyện (châu), xã.

    + Thời vua Lê Thánh Tông, đổi chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách 3 mặt khác nhau (đô ti, thừa ti và hiến ti). Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã.

    – Tổ chức quân đội thời Lê sơ:

    – Quân đội thời Lê sơ tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”

    – Quân đội có hai bộ phận chính: quân ở triều đình và quân ở các địa phương.

    – Các binh chủng: bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh.

    – Vũ khí: đao, kiếm, giáo, mác, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo.

    – Hàng năm, quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận. Vùng biên giới đều có bố trí quân đội mạnh canh phòng và bảo vệ, không để xâm lấn.

    – Nhận xét:

    – Đoạn trích trên thể hiện thái độ kiên quyết bảo vệ chủ quyền biên giới lãnh thổ của Tổ quốc, mỗi tấc đất của Tổ quốc mất đi phải đòi lại cho bằng được, không để cho kẻ thù xâm phạm lãnh thổ.

    – Đây cũng là lời răn đe, bài học cho các thế hệ trong việc giữ gìn biên cương lãnh thổ của đất nước.

    Trả lời
    1. Bộ máy nhà nước

     Ở trung ương:

    + Đứng đầu triều đình là vua.

    + Để tập trung quyền lực vào vua, vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức vụ cao cấp nhất như: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức Tổng chỉ huy quân đội.

    + Giúp việc cho vua có các quan đại thần.

    + Ở triều đình có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn. 6 bộ là: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư; các cơ quan chuyên môn gồm Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.

    – Ở địa phương:

    + Thời vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông, cả nước chia làm 5 đạo. Dưới đạo là phủ, huyện (châu), xã.

    + Thời vua Lê Thánh Tông, đổi chia 5 đạo thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách 3 mặt khác nhau (đô ti, thừa ti và hiến ti). Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã.

    1. Quân đội

    Quân đội thời Lê sơ tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”.

    – Quân đội có hai bộ phận chính: quân ở triều đình và quân ở các địa phương.

    – Các binh chủng: bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh.

    – Vũ khí: đao, kiếm, giáo, mác, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo.

    – Hàng năm, quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận. Vùng biên giới đều có bố trí quân đội mạnh canh phòng và bảo vệ, không để xâm lấn.

     

    Nhận xét:

    Thể hiện thái độ kiên quyết bảo vệ chủ quyền biên giới lãnh thổ của nhà Lê sơ. Là lời răn đe, bài học cho các thế hệ trong việc giữ gìn biên cương lãnh thổ của đất nước.

     

    3.Luật pháp

    – Vua Lê Thánh Tông cho ban hành và biên soạn một bộ luật mới mang tên Quốc triều hình luật (thường gọi là luật Hồng Đức).

    – Nội dung chính của bộ luật là:

    + Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc.

    + Bảo vệ quền lợi của quan lại, giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến.

    + Bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế.

    + Gìn giữ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

    + Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ.

    Nhận xét:

    – Là bộ luật đầy đủ nhất từ trước đến giờ.

    – Là bộ luật đc coi là bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như: luật hình sự, luật dân sự, luật tố tụng,…

    Trả lời

Viết một bình luận