giải thích hiện tượng thực tế liên quan đến tật của mắt

giải thích hiện tượng thực tế liên quan đến tật của mắt

0 bình luận về “giải thích hiện tượng thực tế liên quan đến tật của mắt”

  1. Đáp án + Giải thích các bước giải:

    – Cận thị:

    Cận thị thường do trục trước sau của nhan cầu quá dài trong khi công suất của các thấu kính (hệ giác mạc thủy tinh thể) là bình thường, hoặc công suất của các thấu kính quá cao trong khi độ dài trục trước sau là bình thường. Do đó vật ở vô cực ta sẽ nhìn mờ vì ảnh rơi trước võng mạc.

     -Viễn thị:

    Ngược với cận thị, người viễn thị mắt có trục trước sau quá ngắn hoặc công suất hội tụ của mắt không đủ để hội tụ ảnh rơi đúng trên võng mạc do đó ảnh của một vật ở vô cực sẽ rơi ra sau võng mạc

    -Loạn thị:

    Xảy ra khi giác mạc có độ cong không đều nhau ở các hướng kinh tuyến (có một kinh tuyến cong nhất và một ít cong nhất và thường là 2 kinh tuyến này vuông góc nhau).

    -Lão thị:

    Lão thị chỉ là một quá trình biến đổi sinh lý của mắt.

    Bình luận
  2. Đáp án + Giải thích các bước giải:

    -các tật của mắt là:

    +cận thị:

    Cận thị thường do trục trước sau của nhan cầu quá dài trong khi công suất của các thấu kính (hệ giác mạc thủy tinh thể) là bình thường, hoặc công suất của các thấu kính quá cao trong khi độ dài trục trước sau là bình thường. Do đó vật ở vô cực ta sẽ nhìn mờ vì ảnh rơi trước võng mạc.Nguyên nhân cận thị chưa biết rõ, nhưng người ta cho rằng có 2 yếu tố thúc đẩy đó là di truyền và yếu tố môi trường.Đặc điểm của cận thị là nhìn xa không rõ mà nhìn gần rõ. Tùy theo độ cận thị mà người ta phải kê sách ở xa hoặc thật gần mắt mới đọc được.Cận thị thường xuất hiện ở lứa tuổi đi học hay còn gọi là cận thị học đường. Trẻ thường phải kê sách sát mắt để đọc hoặc không nhìn thấy bảng, hoặc phải chạy đến gần TV. Trẻ thường hay nheo mắt hoặc hay than nhức đầu mỏi mắt. 

    + Viễn thị:

     Ngược với cận thị, người viễn thị mắt có trục trước sau quá ngắn hoặc công suất hội tụ của mắt không đủ để hội tụ ảnh rơi đúng trên võng mạc do đó ảnh của một vật ở vô cực sẽ rơi ra sau võng mạc thường xuất hiện ở trẻ em khi còn bé, viễn thị này có thể giảm hoặc mất hẳn do quá trình chỉnh thị hóa của mắt (nhãn cầu dài ra).Nếu viễn thị vẫn tồn tại mắt chúng ta sẽ bù trừ bằng hiện tượng điều tiết. Hiện tượng điều tiết được giải thích như sau, do thủy tinh thể của mắt có tính đàn hồi nên thủy tinh thể có khả năng co giãn thay đổi hình dạng, nhờ có hiện tượng này mà thủy tinh thể có thể thay đổi độ cong, gia tăng công suất hội tụ do đó kéo ảnh về đúng trên võng mạc. Tùy theo mức độ viễn thị so với khả năng điều tiết của mắt mà mắt có thể nhìn xa và gần đều rõ hoặc nhìn xa rõ, nhìn gần mờ hoặc cả nhìn xa và gần đều mờ. Viễn thị nhẹ ở người còn trẻ hoặc trẻ em thường không có triệu chứng. Ở người già do sức điều tiết giảm sút hoặc người trẻ có viễn thị từ trung đến nặng mới bị ảnh hưởng, và trong trường hợp này triệu chứng sẽ là cảm thấy mệt mỏi mắt, nhức mắt hoặc nhức đầu hoặc nhìn gần mờ nếu tập trung làm công việc gần kéo dài.

    +Loạn thị: 

    Xảy ra khi giác mạc có độ cong không đều nhau ở các hướng kinh tuyến (có một kinh tuyến cong nhất và một ít cong nhất và thường là 2 kinh tuyến này vuông góc nhau).Loạn thị thường do bẩm sinh và thường chỉ được phát hiện ra khi trẻ bắt đầu đi hoặc loạn thị nặng có triệu chứng chức năng.Loạn thị thường đi kèm với tật cận thị hoặc viễn thị.Loạn thị thường được cho là do di truyền, nhưng cũng có những nguyên nhân khác như do chấn thương, sẹo giác mạc, do phẫu thuật tác động lên các vùng có liên quan hoặc do giác mạc hình chóp.
    +Lão thị: 

    Lão thị chỉ là một quá trình biến đổi sinh lý của mắt.Như đã nêu ở trên thủy tinh thể là một thấu kính hội tụ đặc biệt vì nó có khả năng thay đổi được độ cong để nhìn rõ một vật ở gần mắt nhờ tính đàn hồi của mình (người ta gọi đây là hiện tượng điều tiết). Nhưng sự đàn hồi này của thủy tinh thể ngày càng kém đi cho đến khi ở vào lứa tuổi trên 40 sự suy giảm sức điều tiết của thủy tinh thể gây trở ngại cho việc đọc sách và làm các công việc gần. Do đó ở lứa tuổi này muốn đọc sách người ta thường phải đưa sách ra xa mắt. Để điều chỉnh lão thị người ta sẽ cho bệnh nhân đeo kính hội tụ để bù đắp cho sức điều tiết mất đi. Chính vì việc cho đeo kính hội tụ này làm cho nhiều người lẫn lộn giữa lão thị và viễn thị vì cả hai đều đeo kính hội tụ. Cần phân biệt hai loại này vì viễn thị là một tật khúc xạ nó có thể xuất hiện ngay cả ở trẻ em còn lão thị chỉ là một biến đổi sinh lý của mắt chỉ xuất hiện ở lứa tuổi ngoài 40.Lão thị thường xuất hiện muộn hơn ở người cận thì và sớm hơn ở người viễn thị.Các triệu chứng thường gặp của lão thị: nhìn mờ các vật ở gần, đọc những chữ nhỏ khó khăn, mệt mỏi mắt khi đọc ở nơi có ánh sáng yếu hoặc vào lúc cuối ngày, mỏi mắt nhức đầu khi làm công việc gần kéo dài, phải đưa sách ra xa mới đọc được.

    Bình luận

Viết một bình luận