-giải thích ý nghĩa nhan đề Hoàng Lê nhất thống chí,truyền kỳ mạn lục,ý nghĩa chi tiết cái bóng,chi tiết kỳ ảo trong tác phẩm Chuyện người con gái nam

By Maya

-giải thích ý nghĩa nhan đề Hoàng Lê nhất thống chí,truyền kỳ mạn lục,ý nghĩa chi tiết cái bóng,chi tiết kỳ ảo trong tác phẩm Chuyện người con gái nam xương
-Nguyên nhân Thúy Kiều nhớ Kim Trọng trước rồi mới nhớ đến cha mẹ trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

0 bình luận về “-giải thích ý nghĩa nhan đề Hoàng Lê nhất thống chí,truyền kỳ mạn lục,ý nghĩa chi tiết cái bóng,chi tiết kỳ ảo trong tác phẩm Chuyện người con gái nam”

  1. ý nghĩa nhan đề Hoàng Lê nhất thống chí: ” Hoàng lê nhất thống chí”- ghi chép về sự thống nhất của Vương triều nhà Lê vào thời điểm tây sơn diệt địch, trả lại Bắc Hà cho vua Lê

    -truyền kỳ mạn lục: là 1 tác phẩm văn xuôi tự sự viết bằng chữ Hán(ghi chép tản mạn những chuyện ì lạ được lưu truyền trong dân gian)

    -ý nghĩa chi tiết cái bóng: chi tiết cái bóng trên vách là 1 sáng tạo nghệ thuật đọc đáo của ” Chuyện người con gái Nam Xương”

    *đối với cốt truyện: chi tiết cái bóng có tác dụng thắt nút, mở nút câu chuyện

    +chiếc bóng của Vũ Nương trên vách có ý nghĩa như 1 nút thắt tạo ra kịch tính của chuyện: từ 1 lời nói đùa đầy thiện chí trở thành thảm kịch

    +chiếc bóng xuất hiện khi Vũ Nương đã mất là bóng Trương Sinh mà bé Đản bảo là cha. để ròi Trương Sinh hiểu ra vợ mình bị oan. chiếc bóng lúc này có vai trò mở nút, đã giải oan cho vũ Nương

    *chiếc bóng còn góp phần thể hiện tính cách Vũ Nương

    +đối với Vũ Nương: chiếc bóng gợi cảnh ngộ cô đơn của người vợ trẻ khi xa chồng. nhưng khi chỉ vào bóng mình trên vách nói dối con đó là cha mình không chỉ là 1 trò đùa trong thương nhớ, 1 lời nói dối đầy thiện chí và yêu thương. đó là vẻ đẹp của tình iu thương, chung thủy, khao khát sum họp gia đình. đó cũng là tình iu thương con mà người mẹ trẻ muốn bù đắp cho con sự thiếu vắng cha

    +đối với bé đản: chiếc bóng là sự ngộ nhận về 1 người cha đặc biệt ” đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ đản ngồi cũng ngồi, chỉ nín thin thít chẳng bao giờ bế đản cả”. qua đó cho thấy 1 bé đản ngây thơ, hồn nhiên

    +đối với Trương Sinh: lời nói của bé đản về 1 người cha khác đã làm nảy sinh sự nghi ngờ, ghen tuông tàn nhẫn để ròi dẫn đến thảm kịch. để từ đó cho thấy 1 trương sinh cả ghen, hồ đồ, thiếu niềm tin và trí tuệ

    *chi tiết cái bóng còn góp phần tô đạm chủ đề câu chuyện

    +hạnh phúc của con người mong manh như cái bóng, chr có thể giữ bằng tình iu thương và niềm tin

    +số phận của ng phụ nữ thật mong manh nhỏ nhoi, họ có thể bị vu oan vì bất kì lý do gì mà nhiều khi gây nên bi kịch ấy lại chính là ng họ iu thương gắn bó

    => cảm hứng phê phán và ca ngợi đều kết tinh ở chi tiết cái bóng. lấy cái bóng để khái quát bi kịch con ng là 1 sáng tạo nghệ thuật đầy ý nghĩa của Nguyễn Dữ

    Trả lời

Viết một bình luận