GIÚP EM VỚI, CHIỀU MAI EM PHẢI NỘP RỒI Cho khổ thơ: “Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột c

By Claire

GIÚP EM VỚI, CHIỀU MAI EM PHẢI NỘP RỒI
Cho khổ thơ:
“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa, như ùa vào buồng lái”
Dựa vào khổ thơ trên hãy viết 1 đoạn văn từ 12 đến 15 câu lập luận diễn dịch làm rõ cảm giác của người chiến sĩ lái xe trên chiếc xe không kính, trong đó có sử dụng phép thế (gạch chân)

0 bình luận về “GIÚP EM VỚI, CHIỀU MAI EM PHẢI NỘP RỒI Cho khổ thơ: “Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột c”

  1. Bạn tham khảo

    ————————–

                                          Bài viết

           Khổ thơ thứ hai trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của tác giả Phạm Tiến Duật đã miêu tả chân thực cảm giác của người lính lái xe khi ngồi trên chiếc xe không kính. Những cảm giác ấy được diễn tả đặc sắc qua nghệ thuật điệp từ “nhìn thấy” và “thấy” ở đầu các câu thơ. Cảm giác đầu tiên khi ngồi trên chiếc xe không kính là khó chịu. Khi ngồi trên một chiếc xe không có kính bảo vệ thì nắng, gió, bụi của Trường Sơn sẽ bay thẳng vào mắt những người chiến sĩ và làm cho họ bị cay mắt. Bên cạnh cảm giác ấy người chiến sĩ  còn cảm nhận được nhiều cảm giác thú vị khác. Họ “thấy con đường chạy thẳng vào tim”. Con đường ở đây có thể là con đường Trường Sơn vì khi không có kính thì con đường và người lính lái xe dường như không có khoảng cách. Con đường ở đây cũng có thể hiểu là con đường cách mạng, con đường giải phóng miền Nam. Vì vậy chiếc xe không kính đã vô tình trở thành cầu nối khiến người chiến sĩ và con đường giải phóng miền Nam xích lại gần hơn bao giờ hết. Ngoài ra, họ còn “thấy sao trời và đột ngột cánh chim”. Vì đây là một chiếc xe không có kính nên người lính như được tiếp xúc trực tiếp với thế giới bên ngoài. Cái cảm giác này được tác giả diễn đạt ở hai động từ rất đắt trong khổ thơ, đó là hai từ “sa” và “ùa”. Nó vừa diễn tả tốc độ của xe, vừa diễn tả được con đường Trường Sơn rất gập ghềnh, vừa thể hiện được sự gần gũi với thiên nhiên. Đây là tâm hồn phóng khoáng, lãng mạn của người lính lái xe trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.

    @trinhnguyen53

    @ara boss ris

                  ~* CHÚC BẠN HỌC TỐT *~

    Trả lời

Viết một bình luận