Giúp mình với ạ 6. Câu “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” sử dụng biện pháp tu từ nào? A. So sánh B. Nhân hóa C. Ẩn dụ D.

Giúp mình với ạ
6. Câu “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. So sánh B. Nhân hóa C. Ẩn dụ D. Hoán dụ
Bài 1. Cho đoạn văn: “Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa,
thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời”.
a. Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
b. Hãy tìm và phân tích tác dụng của biện pháp nhân hóa được sử dụng trong đoạn văn trên.c. Em hãy chép lại một số câu ca dao, tục ngữ, thơ,… nói về cây tre.
Bài 2. Bằng hiểu biết của mình, em hãy viết một đoạn văn từ 8 – 10 câu miêu tả về một loại cây, hoa
mà em thích nhất, trong đó có sử dụng một biện pháp tu từ so sánh, một hình ảnh nhân hóa.

0 bình luận về “Giúp mình với ạ 6. Câu “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” sử dụng biện pháp tu từ nào? A. So sánh B. Nhân hóa C. Ẩn dụ D.”

  1. 6. B. Nhân hóa

    Bài 1.

    a. Nội dung chính của đoạn trích: Sự gắn bó của tre với con người Việt Nam

    b. Biện pháp tu từ nhân hóa: Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.

    Tác dụng: phép nhân hóa có tác dụng khiến hình ảnh cây tre trở nên sinh động, gần gũi với con người, khiến tre trở thành một sinh thể có tâm trạng, có cảm xúc; đồng thời thể hiện sự gắn bó của tre với người dân Việt Nam

    c. Chép lại một số câu ca dao, tục ngữ, thơ,… nói về cây tre:

    – Chém tre chẳng nể đầu mặt.
    – Có tre mới cho vay hom tranh.
    – Măng không uốn, tre uốn sao được.
    – Măng không uốn thì tre trổ vồng.

    – Cóc kêu dưới rãnh tre ngâm
    Cóc kêu mặc cóc, tre dầm mặc tre

    Bài 2. 

    Phượng là loài cây mà em thích nhất. Phượng là loại cây rất đỗi quen thuộc khắp các sân trường, khắp các con phố. Nhìn từ xa, cây phượng như một chiếc ô khổng lồ.  Thân phượng to, vỏ xù xì, có những lớp đã bong ra thành từng mảng. Những chiếc rễ to khỏe cắm sâu vào lòng đất. Lá phượng màu xanh, mỗi chiếc là là sự kết hợp của rất nhiều chiếc lá nhỏ xếp quanh cuống lá. Hoa phượng đỏ thắm mỗi khi hè về. Cánh hoa mỏng, nhẹ, mềm mịn như nhung. Bác phượng già gắn liền với tuổi học trò, bác đã chứng kiến biết bao buồn vui của thời áo trắng. Có lẽ vì thế chăng mà ai cũng yêu quý bác phượng?

    So sánh: Nhìn từ xa, cây phượng như một chiếc ô khổng lồ.

    Nhân hóa: Bác phượng già, bác phượng

    Bình luận

Viết một bình luận