Giúp mình với mọi người ơi
Ứng dụng và nguồn gốc của thuyết tam tài, ứng dụng và nguồn gốc của thuyết ngũ hành, please
0 bình luận về “Giúp mình với mọi người ơi Ứng dụng và nguồn gốc của thuyết tam tài, ứng dụng và nguồn gốc của thuyết ngũ hành, please”
ÂM DƯƠNG VÀ NGŨ HÀNH TRONG VŨ TRỤ
QUAN TRUNG HOA
a) Lược sử:
Thuyết âm Dương Ngũ hành đã được đề cập đến trong một tác phẩm thành văn tối cổ Trung Hoa là kinh Dịch. Tuy vậy, kinh Dịch của Khổng Tử chỉ là sự thâu nhập các kiến thức và quan niệm của người xưa từ thời vua Phục Hy lưu truyền đến đời Khổng Tử. Khổng Tử chỉ góp nhặt và suy diễn thêm cho thành một hệ thống và ghi lại thành văn bản cho hậu thế mà thôi.
Theo truyền thuyết, người đầu tiên nhận thức được các lẽ âm dương biến hoá của Trời Đất, vạn vật là vua Phục Hy (khoảng 44 thế kỷ trước Tây lịch), người minh thị đề cập đến cái dụng của Ngũ hành là vua Hạ Vũ (khoảng 22 thế kỷ trước Tây lịch).
Đến thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, tại nước Tề (nay là tỉnh Sơn Đông) có học giả Trâu Diễn, căn cứ vào Kinh Dịch, đã phổ biến hết tinh thần và công dụng của Âm dương, ngũ hành không những vào sự vật thiên nhiên mà còn cả vào việc người nữa. Do đó, người đời sau coi Trâu Diễm như người khai sáng ra phái Âm Dương. Phái này chính là nguồn gốc của phái Lý Số do các học giả đời Tống sau này sáng lập.
Đến đời Hán, học giả Dương Hùng (53 trước Tây lịch – 20 Tây lịch) tham bác kinh Dịch và Đạo đức kinh mở ra ngành Lý số học sơ khai qua tác phẩm Thái huyền kinh.
ÂM DƯƠNG VÀ NGŨ HÀNH TRONG VŨ TRỤ
QUAN TRUNG HOA
a) Lược sử:
Thuyết âm Dương Ngũ hành đã được đề cập đến trong một tác phẩm thành văn tối cổ Trung Hoa là kinh Dịch. Tuy vậy, kinh Dịch của Khổng Tử chỉ là sự thâu nhập các kiến thức và quan niệm của người xưa từ thời vua Phục Hy lưu truyền đến đời Khổng Tử. Khổng Tử chỉ góp nhặt và suy diễn thêm cho thành một hệ thống và ghi lại thành văn bản cho hậu thế mà thôi.
Theo truyền thuyết, người đầu tiên nhận thức được các lẽ âm dương biến hoá của Trời Đất, vạn vật là vua Phục Hy (khoảng 44 thế kỷ trước Tây lịch), người minh thị đề cập đến cái dụng của Ngũ hành là vua Hạ Vũ (khoảng 22 thế kỷ trước Tây lịch).
Đến thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, tại nước Tề (nay là tỉnh Sơn Đông) có học giả Trâu Diễn, căn cứ vào Kinh Dịch, đã phổ biến hết tinh thần và công dụng của Âm dương, ngũ hành không những vào sự vật thiên nhiên mà còn cả vào việc người nữa. Do đó, người đời sau coi Trâu Diễm như người khai sáng ra phái Âm Dương. Phái này chính là nguồn gốc của phái Lý Số do các học giả đời Tống sau này sáng lập.
Đến đời Hán, học giả Dương Hùng (53 trước Tây lịch – 20 Tây lịch) tham bác kinh Dịch và Đạo đức kinh mở ra ngành Lý số học sơ khai qua tác phẩm Thái huyền kinh.