giúp với mình cần gấp ạ. Lm 3 nước Lào-campuchia-Vn có ý nghĩa ntn ?. Cảm ơn mb. :c
giúp với mình cần gấp ạ. Lm 3 nước Lào-campuchia-Vn có ý nghĩa ntn ?. Cảm ơn mb. :c
By aikhanh
By aikhanh
giúp với mình cần gấp ạ. Lm 3 nước Lào-campuchia-Vn có ý nghĩa ntn ?. Cảm ơn mb. :c
– Thể hiện tinh thần bất khuất vì độc lập tự do của mỗi dân tộc và thể hiện tình đoàn kết chiến đấu của nhân dân 3 nước để chống kẻ thù chung.
– liên minh chiến đấu giữa nhân dân ba nước Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia chống ngoại xâm là một tất yếu khách quan đã sớm hình thành để chống thực dân Pháp. Sức mạnh liên minh này được phát triển lên tầm cao mới trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.
Liên minh chiến đấu Việt Nam – Lào – Campuchia trong kháng chiến chống Mỹ
Trong lịch sử, đoàn kết, liên minh chiến đấu giữa nhân dân ba nước Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia chống ngoại xâm là một tất yếu khách quan đã sớm hình thành để chống thực dân Pháp. Sức mạnh liên minh này được phát triển lên tầm cao mới trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.
Nhằm làm tròn nhiệm vụ quốc tế vẻ vang đối với nhân dân Lào và Cam-pu-chia, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn tỏ rõ trách nhiệm, nêu cao tinh thần đoàn kết, liên minh chiến đấu vì lợi ích của ta và vì lợi ích của cả ba nước, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Giúp nhân dân nước Bạn tức là mình tự giúp mình”. Vì thế, trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn phối hợp hành động giữa ba nước cả về chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế… phù hợp với quy luật chiến tranh trên một chiến trường thống nhất, cũng như trên chiến trường mỗi nước.
Quá trình thực hiện nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn kháng chiến, quân và dân Việt Nam luôn sát cánh với quân và dân các nước Lào, Cam-pu-chia chiến đấu, tạo ra thế chiến lược tiến công địch trên chiến trường mỗi nước và chiến trường chung Đông Dương. Trong đó, chiến trường miền Nam Việt Nam được xác định là chiến trường chính, miền Bắc Việt Nam vừa là chiến trường, vừa là hậu phương của các chiến trường miền Nam Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia, đánh bại từng kế hoạch, từng biện pháp chiến lược của địch.
Ngay từ những năm đầu kháng chiến chống Mỹ, lực lượng vũ trang Việt Nam đã sát cánh cùng quân và dân Lào đánh bại âm mưu, thủ đoạn phá hoại hai tỉnh tập kết Sầm Nưa và Phông Sa Lỳ, thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào. Từ năm 1960, khi đế quốc Mỹ thực hiện “chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam Việt Nam và Lào, nhất là khi Mỹ đưa quân ồ ạt vào miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, tình đoàn kết, liên minh chiến đấu của quân và dân ba nước Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia càng được củng cố và phát triển mạnh mẽ. Hội nghị nhân dân ba nước Đông Dương được triệu tập (tháng 3-1965), thông qua nghị quyết lên án Mỹ vi phạm nghiêm trọng Hiệp định Giơ-ne-vơ, gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, can thiệp vũ trang vào Lào và tiến công khiêu khích Cam-pu-chia; đồng thời khẳng định nhân dân ba nước Đông Dương tăng cường đoàn kết, liên minh chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược.
Trên chiến trường Lào, quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam cùng với quân và dân Lào xây dựng lực lượng, củng cố các khu căn cứ, vùng giải phóng; đồng thời đẩy mạnh chiến đấu trên các chiến trường. Từ phối hợp đánh từng trận, Liên quân Lào – Việt mở các đợt tác chiến và chiến dịch lớn như Nậm Thà (1962), 128, 74 A (1964), Nậm Bạc (1968)…, đánh bại “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở Lào, góp phần cùng quân và dân Việt Nam đánh bại “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam và đánh thắng một bước quan trọng chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc.
Trước tình hình đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh xâm lược sang Cam-pu-chia, Hội nghị cấp cao nhân dân ba nước Đông Dương (tháng 4-1970) ra tuyên bố, khẳng định lập trường đoàn kết, liên minh chiến đấu của quân và dân ba nước Việt-Lào-Cam-pu-chia, quyết tâm đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ lên bước mới. Thành công của hội nghị góp phần làm thất bại âm mưu chia rẽ của Mỹ và các thế lực phản động, cổ vũ nhân dân ba nước Đông Dương quyết tâm chống Mỹ, tiến lên giành thắng lợi.
Nhằm tăng cường sự chi viện của hậu phương miền Bắc và bạn bè quốc tế cho chiến trường miền Nam và cách mạng Lào, Cam-pu-chia, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã quyết định mở tuyến vận tải chiến lược Trường Sơn, nối liền từ hậu phương miền Bắc với các hướng chiến lược quan trọng trên chiến trường ba nước Đông Dương. Tuyến đường vận tải chiến lược Trường Sơn – đường Hồ Chí Minh là biểu tượng sinh động, sáng ngời về tình đoàn kết, liên minh chiến đấu Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia.
Nhằm đưa cuộc kháng chiến phát triển lên bước mới, quân và dân ba nước Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia đẩy mạnh tiến công địch trên các chiến trường. Ở Lào, ta và bạn mở các Chiến dịch Toàn Thắng (1970), Đường 9-Nam Lào (1971), Cánh Đồng Chum – Loong Chẹng, Cánh Đồng Chum-Xiêng Khoảng (1972), tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Ở Cam-pu-chia, lực lượng vũ trang ta và bạn đánh bại các cuộc hành quân “Chen La 2” (1971), Ăngco Chey (1972)… của địch. Thắng lợi to lớn về quân sự trên các chiến trường Lào, Cam-pu-chia, đặc biệt cuộc tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam trong năm 1972 và trận “Điện Biên Phủ trên không”, đập tan cuộc tập kích chiến lược, chủ yếu bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng cuối năm 1972, đã buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri (1-1973), chấm dứt dính líu về quân sự, rút hết quân Mỹ và quân đồng minh Mỹ ra khỏi miền Nam; tiếp đó ký kết Hiệp định Viêng Chăn (2-1973), tạo cơ sở hòa hợp dân tộc ở Lào và ngừng ném bom ở Cam-pu-chia (8-1975). Thắng lợi này tạo bước ngoặt có ý nghĩa chiến lược cho cách mạng ba nước Đông Dương chuyển sang giai đoạn mới.
Sau khi tạo lực và tạo thế mới, quân và dân Việt Nam mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy ở miền Nam Xuân 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng (30-4-1975), giải phóng hoàn toàn miền Nam, tạo thời cơ thuận lợi cho cách mạng hai nước Lào và Cam-pu-chia giành thắng lợi. Phối hợp với Việt Nam mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ở miền Nam, quân và dân Cam-pu-chia mở cuộc tổng công kích, giải phóng Thủ đô Phnôm Pênh (17-4-1975) và nước Cam-pu-chia dân chủ ra đời. Nắm vững thời cơ chiến lược của Việt Nam và Cam-pu-chia tạo nên, quân và dân Lào thực hiện ba đòn chiến lược và mũi tiến công pháp lý, giải phóng hoàn toàn đất nước, đưa đến sự ra đời nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (2-12-1975). Sự nghiệp đoàn kết, liên minh chiến đấu của quân và dân ba nước Việt Nam-Lào-Cam-pu-chia đã giành thắng lợi vẻ vang, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ trong năm 1975.
Như vậy, truyền thống đoàn kết, liên minh chiến đấu của nhân dân ba nước Việt Nam-Lào-Cam-pu-chia hình thành và phát triển trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tiếp tục được bồi đắp, phát huy mạnh mẽ, hiệu quả trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Thực tiễn đó khẳng định, mối đoàn kết, liên minh chiến đấu giữa nhân dân Việt Nam – Lào – Cam-pu-chia là một tất yếu khách quan, là quy luật tồn tại và phát triển của ba nước./.