hãy giải thích 2 câu thơ Ví đây đổi phận làm trai được,
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu.
Mọi người giúp em với ạ chiều em thi rồi
hãy giải thích 2 câu thơ Ví đây đổi phận làm trai được,
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu.
Mọi người giúp em với ạ chiều em thi rồi
Nếu để nhắc đến những nữ thi sĩ nổi tiếng thời trung đại thì chắc hẳn ai cũng kể đến Hồ Xuân hương đầu tiên. Bà không chỉ là một nhà thơ nữ thành công với những bài thơ thể hiên tâm tình của người phụ nữ, bênh vực người phụ nữ trong xã hội phong kiến lỗi thời ngày xưa. Ngoài tác phẩm bánh trôi nước, thì chúng ta còn biết đến bài thơ đề Đền Sầm Nghi Đống với hai câu thơ nổi bật trong đó thể hiện sự tự tôn của Hồ Xuân Hương, đồng thời đó cũng là sự bất bình của bà với chế độ trọng nam khinh nữ:
“Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu”
Vậy câu thơ ấy muốn nói lên điều gì?
Trước hết hai câu thơ ấy thể hiện sự khinh bỉ của Hò Xuân Hương đối với những bậc nam nhi vô dụng của xã hội cũ. Nhà thơ dùng đại từ “ đây “ để làm sự trỏ bản thân mình, cũng như đó là một phép xưng hô của nữ sĩ. Hồ Xuân Hương thể hiện cái bĩu môi châm biếm những kẻ nam nhi đầu đội trời chân đạp đất nhưng lại không biết gì, không làm nên công trạng gì, còn những người phụ nữ như bà có thể làm được thì lại bị xã hội trọng nam khinh nữ vùi dập. chính vì thế bà tự thấy rằng nếu đổi phận làm trai được thì cũng đã trở thành một anh hùng chân chính thứ thiệt chứ không vô dụng như mấy người con trai kia. Thật sự đáng khinh và đáng cười. Đó phải chăng là tiếng nói đầy tự tin của bà đối với tài năng và phẩm hạnh của mình. Ta không thể nào không nhận ra khát khao của Hồ Xuân Hương nói riêng và của người phụ nữ thời bấy giờ nói chung là mong muốn được bình đẳng với những bậc nam nhi. Phụ nữ cũng có quyền được phát triển tài năng của mình. Họ tin rằng mình có thể lập nên một sự nghiệp vẻ vang không kém gì những người đàn ông kia. tiếng nói ấy là rất đúng, người phụ nữ bị khinh bỉ, tẩy chay, vùi dập khiến cho những tài năng của họ có cũng không để làm gì. Chính vì thế cho nên họ rất mong muốn được bình dẳng và Hồ Xuân Hương tiên phong cho mong muốn ấy. nói tóm lại ý thơ mà Hò Xuân Hương muốn gửi đến đó là sự khinh bỉ những người đàn ông được xã hội cho phát triển ưu ái mà lại vô dụng bất tài, đồng thời muốn phê phán cái xã hội thôi nát lạc hậu bất bình đẳng, nêu cao bình đẳng nam nữ.
Xem thêm: Suy nghĩ về tinh thần tự học
Sự thật lịch sử đã chứng minh có biết bao nhiêu người phụ nữ đã rất tài năng và phát triển rất mạnh nhiều khi còn hơn cả người đàn ông. Ví dụ như hai bà Trưng Trắc Trưng Nhị. Hai người họ đều là những người phụ nữa chân yếu tay mềm thế mà khi chồng bị giặc giết hai bà đã dẫn đầu đội quân ngồi trên lưng con voi to lớn mà rút gươm quyết một trận sống chết với kẻ thù.
Hay phụ nữ ngày nay cũng thể, khi họ đã được xã hội cho quyền bình đẳng với nam giới thì có những người còn thành đạt hơn cả nam giới. Nam giới có thể kinh doanh thì những người phụ nữ cũng có thể. Chính vì thế người phụ nữ không hề thua kém người con trai bất cứ điều gì. Con trai có thể học võ thì con gái cũng có thể, và đã có rất nhiều người còn võ giỏi hơn cả nam giới.
Vậy nên qua đây ta thấy Hồ Xuân Hương đã nêu cao tinh thần và khát vọng bình đẳng của người phụ nữ thời trung đại. đồng thời bà thể hiện sự khinh bỉ đối với những người con trai bất tài vô dụng. Hai câu thơ trên giống như sự đấu tranh của Xuân Hương đối với chế độ xã hội cũ, bất công, ngang tàn, khinh rẻ người phụ nữ.