Hãy nêu cảm nhận về nội dung của văn bản những câu hát than thân dài khoảng 10-15 dòng Cần gấp!!

By Harper

Hãy nêu cảm nhận về nội dung của văn bản những câu hát than thân dài khoảng 10-15 dòng
Cần gấp!!

0 bình luận về “Hãy nêu cảm nhận về nội dung của văn bản những câu hát than thân dài khoảng 10-15 dòng Cần gấp!!”

  1. Đáp án:

    Bài văn  “Những câu hát than thân” chủ yếu xoay quanh việc than thân trách phận vì những số phận đen đủi trong xã hội Việt Nam thời phong kiến xưa và hiện nay. Trong mỗi bài thơ , tùy hoàn cảnh và nội dung than thân khác nhau nhưng đều nói lên được cái cuộc sống lênh đênh , chìm nổi của họ. Họ phải chịu những sự khổ đau , cực nhọc để kiếm được miếng ăn hoặc sự hạnh phúc ; có nhầm khi họ phải chịu đói rét ; chịu khổ cực trăm bề nữa. Vì thế , họ chính là những người cực kỳ đáng thương thay. Thật đáng trách cho cái xã hội! Không cho ai một sự  công bằng , không cho đi tất cả cũng không lấy đi tất cả. Cái xã hội thật bất công , không ai được công bằng , người thì giàu , người thì nghèo , người thì hạnh phúc , người thì khổ đau. Nó đều đả kích chế độ phong kiến thối nát , sự thối nát ấy thể hiện ở đám quan lại và vua bù nhìn. Họ chỉ biết ăn chơi , chứ không lo cho dân thật chu đáo , để dân phải than thân trách phận như vậy. Vì thế , cái sự bất công trên đã nói lên những suy nghĩ của những người phải chịu khổ.

    Trả lời
  2. –   Thân em như tấm lụa đào,
    Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai.

    –   Thân em như củ ấu gai,
    Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen.
    Ai ơi, nếm thử mà xem!
    Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.

    –   Thân em như giếng giữa đàng,
    Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân.

    Có thể nói đây là ba bài ca dao điển hình cho chùm ca dao than thân của người phụ nữ. Ba bài có những nét giống nhau và những nét riêng hết sức đặc sắc.

    Để thấy được nét tương đồng của ba bài ca dao, ta cần phải đặt nó vào trong cả một hệ thống. Cả ba bài đều nằm trong chùm ca dao than thân, đó là điểm giống nhau dễ nhận ra nhất. Cả ba bài đều sử dụng một lối mở đầu quen thuộc là “Thân em” để nói lên sô phận bấp bênh, vô định của người phụ nữ trong xã hội xưa. Ba bài ca dao đều thể hiện nỗi đau thân phận của người phụ nữ khi bị phụ thuộc vào kẻ khác, không có quyền quyết định số phận của mình. Tuy ý thức rõ giá trị của bản thân (từ “ruột trong thì trắng”, thơm, “ngọt bùi” của củ ấu gai đến vẻ đẹp xinh tươi, rạng ngời của “tấm lụa đào” và sự mát lành của “giếng giữa đàng”) nhưng người phụ nữ không khỏi ngậm ngùi trước sự bé nhỏ, bị coi thường của mình.

    Trả lời

Viết một bình luận