hãy viết bài văn Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ gì qua câu ca dao: Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

By Ariana

hãy viết bài văn Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ gì qua câu ca dao:
Lời nói chẳng mất tiền mua
lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

0 bình luận về “hãy viết bài văn Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ gì qua câu ca dao: Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”

  1. đây bạn nhé

    Hàng ngày, con người chúng ta vẫn giao tiếp với nhau thông qua lời nói. Khi chúng ta muốn người khác hiểu được điều suy nghĩ của mình, chúng ta sẽ phải dùng ngôn ngữ để diễn tả điều đó. Nói ra suy nghĩ là cách để người khác hiểu chúng ta nhanh nhất. Nhưng lời nói có nhiều dạng, có lời nói hay, có lời nói dở. Chính vì vậy mà dân gian có rất nhiều câu ca dao nói về giá trị của lời nói như “lời nói gói vàng” hay “lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.

    Để hiểu vì sao người xưa lại nói lời nói gói vàng thì trước hết chúng ta phải hiểu lời nói là gì. Lời nói chính là một phương thức biểu đạt của con người. Trong lời nói có chứa thông tin, có chứa cảm xúc của người nói. Lời nói có thể chỉ là một câu chuyện giao tiếp thông thường, cũng có thể là cách để trao đổi kinh nghiệm, vốn sống,… Điều đặc biệt là bất cứ ai cũng có thể nói. Chúng ta có quyền được nói và chúng ta không phải trả tiền để mua chúng. Vậy nên mới có câu “lời nói chẳng mất tiền mua”. Những gì mà chúng ta nói ra, nếu là lời tốt đẹp thì nó cũng có giá trị như vàng, một kim loại vô cùng quý giá. Chính vì vậy mà qua hai câu ca dao trên, người xưa muốn nhắn nhủ tới chúng ta rằng lời nói tuy không mất tiền để mua nhưng lời nói lại rất có giá trị và con người cần phải lựa những lời hay, ý tốt để nói với nhau.

    Lời nói có giá trị trước hết là ở sự giao tiếp thông thường. Không có lời nói, thế giới của chúng ta sẽ chìm trong sự câm lặng. Chúng ta sẽ chẳng thể đọc cho nhau nghe những bài thơ hay, hát cho nhau nghe những bài nhạc hay. Một cuộc sống như vậy quả thực quá ư buồn tẻ.

    Mỗi ngày chúng ta đến trường, chúng ta được nghe cô giáo giảng bài. Nhờ những lời nói của thầy cô mà chúng ta thu nạp được cho mình rất nhiều kiến thức bổ ích. Rồi khi chúng ta muốn bày tỏ quan điểm của mình, chúng ta cũng có thể nói. Trong kinh doanh, con người cũng phải dùng lời nói của mình để thu về những bản hợp đồng lớn.

    Những lời nói hàm chứa những điều tốt đẹp luôn để lại trong lòng người khác những cảm xúc sâu đậm. Đơn cử như câu nói của Bác Hồ trước khi đọc Bản tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 rằng: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không”. Một câu hỏi bình dị nhưng lại cho người ta thấy được con người của Bác. Bác bao giờ cũng nghĩ cho người khác trước tiên.

    Trả lời
  2.    BÀI LÀM:

      Người xưa có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” có mục đích vô cùng sâu sắc và giàu ý nghĩa. Vậy câu ca dao trên có ý nghĩa gì?

      “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” có thể hiểu là: khi nói năng, giao tiếp với nhau thì nên thận trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ. Lời lẽ trước khi thốt ra cần suy nghĩ kĩ tránh lỡ lời làm xúc phạm hay xấu đi mối quan hệ với mọi người xung quanh. Câu nói mang ý nghĩa khẳng định tầm quan trọng của lời nói đối với con người và khuyên ta nên thận trọng, suy nghĩ kĩ trước khi ăn nói.

      Lợi ích của ăn nói kĩ càng thận trọng là làm hài hòa mối quan hệ giữa người và người trong giao tiếp. Giảm bớt mâu thuẫn, bất hòa trong xã hội. Người nghe dễ dàng tiếp nhận và đồng tình với vấn đề được nói đến, thể hiện nét lịch sự, văn hóa trong giao tiếp ứng xử. Hạn chế cảm xúc tiêu cực và tổn thương cho người nghe đồng thời vẫn thực hiện được mục đích giao tiếp.

      Hiện nay còn một số bộ phận không ăn nói cẩn thận, phát ngôn khó nghe. Nên đem lại tác hai như: Chạm vào lòng tự ái, xúc phạm đến người nghe khiến họ khó tiếp nhận vấn đề thậm chí khó chịu đồng thời không đạt được hiệu quả giao tiếp. Làm rạn nứt các mối quan hệ với người xung quanh, dễ gây ra tranh chấp, xung đột, thể hiện sự kém văn minh, kéo thấp vẻ đẹp văn hóa nơi con người… .

       Vì để tránh những tiêu cực của phát ngôn không đúng cách, chúng ta nên suy nghĩ thật kĩ trước khi nói. Học cách lựa chọn ngôn từ phù hợp để vừa thực hiện đúng mục đích giao tiếp vừa thể hiện được sự văn minh và tránh gây ra cảm xúc tiêu cực cho đối phương. Nói năng lựa lời không có nghĩa là thiếu thẳng thắn mà là chọn lời nói khéo léo để truyền đạt sự thật. Không nên nói năng tùy tiện, thiếu suy nghĩ vì mỗi chúng ta đều phải chịu trách nhiệm về lời nói của mình.

      Ngạn ngữ Anh cũng có câu: “Lời nói đẹp – đó là chi phí thấp nhất để thu lợi cao nhất”. Đúng vậy, ngôn ngữ là do chúng ta làm chủ, hãy để những lời nói hay, ý nghĩa đẹp được sử dụng và phát huy giá trị của mình. Câu tục ngữ đã ra đời từ lâu, nhưng bài học quý giá mà nó mang lại vẫn còn nguyên giá trị đến hôm nay và mai sau.

        

      Trả lời

    Viết một bình luận