-Hình tượng người phụ nữ trong tự tình và thương vợ – về 1 vẻ đẹp của bài thương vợ – phân tích câu cá mùa thu Tìm phạm vi tài liệu ( dẫn chứng), cá

By Amara

-Hình tượng người phụ nữ trong tự tình và thương vợ
– về 1 vẻ đẹp của bài thương vợ
– phân tích câu cá mùa thu
Tìm phạm vi tài liệu ( dẫn chứng), cách lập luận chứng minh của ba đề trên

0 bình luận về “-Hình tượng người phụ nữ trong tự tình và thương vợ – về 1 vẻ đẹp của bài thương vợ – phân tích câu cá mùa thu Tìm phạm vi tài liệu ( dẫn chứng), cá”

  1. Hình tượng người phụ nữ Việt Nam đi vào văn học Việt Nam rất phổ biến, và nó là đề tài mà rất nhiều quan tâm và yêu thích, trong đó một chùm bài thơ nói về hình tượng người phụ nữ đó là Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, Tự tình, và Thương vợ.

    Hình tượng của những người phụ nữ Việt Nam xuất hiện trong văn học xưa là những con người chất phát, hiền lành, những con người luôn tần tảo với cuộc sống, họ vất vả với cuộc sống của gia đình, một mình phải chịu rất nhiều những nỗi đau, sự cô đơn cũng như những vất vả mà xã hội này đè nặng lên chính bản thân họ.

    Có thể thấy đặc điểm chung của ba bài thơ này đó là đều nói về những người phụ nữ, họ có số phận nghèo khổ, bất hạnh, trong bài Thương Vợ tác giả nói về sự vất vả, tần tảo của người phụ nữ, lặn lội thân cò để kiếm sống cho gia đình, luôn vất vả vì gia đình, còn trong bài Bánh Trôi Nước, hay Tự Tình là những bài thơ nói về số phận của những người phụ nữ xưa, họ là những con người có số phận bấp bênh, nghèo khổ, cuộc đời của họ phải gặp rất nhiều bất hạnh, trôi nổi trong cuộc đời không biết đi đâu và về đâu.

    Hình tượng người vợ trong thương vợ của Tú Xương, người phụ nữ hiện lên với sự tần tảo, luôn cố gắng vì chồng và các con:

    Quanh năm buôn bán ở mom sông

    Nuôi đủ năm con với một chồng.

    Nuôi đủ năm con với một chồng

    Lặn lội thân cò khi quãng vắng

    Eo xèo mặt nước buổi đò đông.

    Năm nắng mười mưa, dám quản công

    Quanh năm vất vả, lặn lội thân phận nhỏ bé để kiếm miếng cơm manh áo cho gia đình. Gánh nặng của người phụ nữ này rất lớn, một mình phải nuôi cả con và chồng, gánh nặng trong gia đình đặt nặng lên đôi vai người phụ nữ nhỏ bé này, sống trong cảnh nghèo đói vất vả, luôn lặn lội vất vả vì gia đình. Bài thơ này, câu mỏm sông, cũng phần nào biểu tượng để nói về thân phận của người phụ nữ, cuộc đời vất vả, trôi nổi, nuôi phải chịu cảnh vất vả, eo xèo không có một ngày nghỉ nào, không quản bao nhiêu nắng mưa vẫn đi kiếm sống mà không quản công, có thể thấy sự hy sinh thầm lặng của người phụ nữ Việt Nam, rất lớn họ không quản công lo cho mình mà luôn lo cho gia đình.

    Đối với bài thơ Bánh trôi nước, thì thân phận người phụ nữ lại được miêu tả chi tiết hơn, với những câu thơ thể hiện cái trôi nổi, mạnh mẽ của người phụ nữ, bẩy nổi ba chìm, lênh đênh, cô đơn trơ trọi với nước non, rắn hay nát đều do tay người nặn, có thể thấy, người phụ nữ trong xã hội cũ không có tiếng nói, chỉ được sự sắp đặt của cuộc sống:

    Thân em vừa trắng lại vừa tròn,

    Bảy nổi ba chìm với nước non.

    Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

    Mà em vẫn giữ tấm lòng son

    Dù bị sự sắp đặt và rắn nát của mọi người, không biết rơi vào tay ai, nhưng tấm lòng của họ vẫn giữ nguyên tấm lòng trong trắng, thân em trong trắng, và mặn nồng trước tay kẻ nặn nhưng tấm lòng của họ vẫn luôn thủy chung một lòng.

    Trả lời

Viết một bình luận