I/ TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Câu 1 (2đ): Lựa chọn đáp án đúng trong các câu sau: 1. Khi quyết định tấn công Đà Nẵng, Pháp đã thực hiện kế hoạch A. đánh nh

I/ TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Câu 1 (2đ): Lựa chọn đáp án đúng trong các câu sau:
1. Khi quyết định tấn công Đà Nẵng, Pháp đã thực hiện kế hoạch
A. đánh nhanh thắng nhanh B. đánh chậm tiến chắc C. chia để trị D. chinh phục từng gói nhỏ
2. Ai đã được nhân dân suy tôn làm Bình Tây đại nguyên soái?
A. Nguyễn Trung Trực B. Trương Quyền C. Trương Định D. Nguyễn Tri Phương
3. Ý nghĩa lớn nhất của phong trào Cần vương là gì?
A. Chứng tỏ truyền thống yêu nước, ý chí bất khuất chống xâm lược của nhân dân ta.
B. Chứng tỏ được vai trò lãnh đạo của các văn thân, sĩ phu.
C. Góp phần củng cố chế độ phong kiến Việt Nam.
D. Khôi phục lại ngôi vua cho Hàm Nghi.
4. Triều đình nhà Nguyễn đã kí với Pháp bản hiệp ước đầu tiên vào năm nào?
A. 1858 B. 1862 C. 1874 D. 1884
5. Nguyên nhân sâu xa thực dân Pháp đem quân xâm lược Việt Nam là:
A. Bảo vệ giáo sĩ Pháp và giáo dân Việt Nam đang bị sát hại.
B. Khai hoá văn minh cho người Việt Nam
C. Chiếm Việt Nam làm thuộc địa và căn cứ quân sự
D. Trả thù triều đình Huế đã làm nhục quốc thể nước Pháp
6. Em có nhận xét gì về hành động kí kết các bản hiệp ước với Pháp của triều đình nhà Nguyễn?
A. Triều đình nhà Nguyễn bạc nhược, đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ Pháp.
B. Triều đình nhà Nguyễn khôn khéo, cấu kết với Pháp, đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta.
C. Triều đình nhà Nguyễn đã sai lầm, chủ quan trong việc đối phó với Pháp.
D. Triều đình nhà Nguyễn bị động, yếu thế trước thực dân Pháp nên buộc phải kí các hiệp ước.
7. Pháp đã đưa ra lí do nào để đem quân ra đánh chiếm Bắc Kì lần 2 năm 1882?
A. Triều đình Huế nhờ đem tàu ra vùng Hạ Long dẹp cướp biển. B. Nhân dân sáu tỉnh Nam Kì nổi lên chống Pháp khắp nơi. C. Nhân dân Bắc Kì tích cực ủng hộ nhân dân Nam Kì chống Pháp. D. Nhà Nguyễn vi phạm hiệp ước 1874, tự ý giao thiệp với nhà Thanh mà không thông qua Pháp.
8. Tại sao các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương thất bại? A. Triều đình phong kiến đầu hàng thực dân Pháp. B. Nổ ra lẻ tẻ, thiếu liên kết và mang tính chất địa phương.
C. Không có sự đoàn kết của nhân dân.
D. Thiếu sự chuẩn bị về lực lượng và tổ chức.
Câu 2 (1đ): Nối thời gian ở cột (A) sao cho phù hợp với sự kiện ở cột (B):
Thời gian (A) Sự kiện (B) Nối cột
1. Năm 1858 a. Chiến thắng Cầu Giấy lần 2. 1- ……………
2. Năm 1873 b. Pháp nổ súng tấn công cửa biển Đà Nẵng 2- …………….
3. Năm 1883 c. Thực dân Pháp tấn công thành Gia Định. 3- …………….
4. Năm 1884 d. Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất. 4- …………….
e. Nhà nước phong kiến Việt Nam sụp đổ.
II/ TỰ LUẬN: (7 điểm)
1. Em hiểu thế nào là phong trào Cần Vương. Hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương. Trong đó, cuộc khởi nghĩa nào lớn nhất? Vì sao? (2 điểm)
2. Em hãy kể tên 1 số địa danh lịch sử, nhân vật lịch sử gắn với thủ đô Hà Nội trong giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Hãy giới thiệu về một địa danh hoặc nhân vật lịch sử vừa nêu. (1 điểm)
3. a. Trình bày những hiểu biết của em về cuộc khởi nghĩa Yên Thế (nguyên nhân, địa bàn, lực lượng tham gia, diễn biến, kết quả)
b. Theo em, khởi nghĩa Yên Thế có điểm gì giống và khác với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương. ( 4 điểm)

0 bình luận về “I/ TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Câu 1 (2đ): Lựa chọn đáp án đúng trong các câu sau: 1. Khi quyết định tấn công Đà Nẵng, Pháp đã thực hiện kế hoạch A. đánh nh”

  1. Câu 1: 

    A. đánh nhanh thắng nhanh

    Câu 2:

    C. Trương Định

    Câu 3:

    A. Chứng tỏ truyền thống yêu nước, ý chí bất khuất chống xâm lược của nhân dân ta.

    Câu 4:

    B. 1862

    Câu 5:

    C. Chiếm Việt Nam làm thuộc địa và căn cứ quân sự

    Câu 6:

    A. Triều đình nhà Nguyễn bạc nhược, đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ Pháp.

    Câu 7:

    D. Nhà Nguyễn vi phạm hiệp ước 1874, tự ý giao thiệp với nhà Thanh mà không thông qua Pháp.

    Câu 8:

    B. Nổ ra lẻ tẻ, thiếu liên kết và mang tính chất địa phương.

    Câu 2: Nối:

    1. Năm 1858 b. Pháp nổ súng tấn công cửa biển Đà Nẵng

    2. Năm 1873 d. Pháp đánh Bắc Kì lần thứ nhất.

    3. Năm 1883 a. Chiến thắng Cầu Giấy lần 2.

    4. Năm 1884 c. Thực dân Pháp tấn công thành Gia Định.

    II/ Tự luận:

    1. Kêu gọi nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. Các cuộc khởi nghĩa lớn: Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887), Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892), Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896). Trong đó khởi nghĩa Hương Khê là lớn nhất vì lực lượng nghĩa quân của cuộc khởi nghĩa Hương Khê phân bố trên địa bàn 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, họ cũng tự chế tạo được súng trường theo mẫu súng của Pháp.

    3.

    a. *Căn cứ: Yên Thế (Bắc Giang).

    *Nguyên nhân: Pháp mở rộng vùng chiếm đóng, Yên Thế là mục tiêu bình định.

    * Lãnh đạo: Gồm nhiều thủ lĩnh, nổ bật là: Hoàng Hoa Thám.

    *Diễn biến: 3 giai đoạn:

    – Giai đoạn 1: 1884-1892:

    Nghĩa quân hoạt động riêng lẻ, thủ lĩnh là Đề Nắm.

    – Giai đoạn 2: 1893-1908: Vừa xây dựng vừa chiến đấu, thủ lĩnh là Đề Thám.

    Do tương quan lực lượng, nghĩa quân đã hai lần giảng hòa với giắc(Lần 1: 1894, Lần 2: 1897)

    – Giai đoạn 3: 1909-1913:

    Pháp tấn công qui mô lớn, lực lượng nghĩa quân bị tổn thất.

    10-2-1913, Đề Thám bị sát hại, phong trào tan rã.

     

    Bình luận

Viết một bình luận