kinh thành thăng long dưới thời Trần thay đổi như thế nào?

By Hadley

kinh thành thăng long dưới thời Trần thay đổi như thế nào?

0 bình luận về “kinh thành thăng long dưới thời Trần thay đổi như thế nào?”

  1. Về hệ thống cung điện của triều đình tại khu vực Kinh thành, năm 1237, vua Trần Thái Tông cho dời điện Linh Quang về bến Đông Bộ Đầu và đổi tên thành điện Phong Thủy. Điện này là nơi đón tiếp nhà vua đến xem đua thuyền, cũng là nơi dâng trà, trầu cau cho nhà vua. Vì thế, dân gian vẫn gọi đó là điện Hô Trà. Bến Đông Bộ Đầu vừa là bến cảng của quân đội, vừa là nơi diễn tập thủy chiến, lại là nơi diễn ra các cuộc đua thuyền vào mùa thu hằng năm. Vậy nên bến này được xây dựng thành cụm kiến trúc rất tráng lệ. Trạm Hoài Viễn của nhà Lý vẫn được nhà Trần tiếp dùng. Nhưng bên cạnh đó, nhà Trần cho xây dựng thêm sứ quán dành riêng cho sứ giả phương Bắc ở khu Quán Sứ (nay vẫn gọi là Quán Sứ), xây hành cung của nhà vua ở khu vực Gia Lâm ngày nay.

    Trả lời
  2. Thời kỳ Nhà Tran, An Nam được chia thành 12 châu với 50 huyện, Tống Bình là trung tâm của An Nam đô hộ phủ, lần đầu tiên vùng đất sau là kinh thành Thăng Long nắm giữ vai trò một trung tâm quyền lực chính trị. Năm 866, viên tướng nhà Đường Cao Biền xây dựng một thành trì mới, Tống Bình được đổi tên thành Đại La – thủ phủ của Tĩnh Hải quân. Theo truyền thuyết, khi đắp thành, Cao Biền thấy một vị thần hiện lên tự xưng là thần Long Đỗ. Vì vậy, sử sách còn gọi Thăng Long là đất Long Đỗ.

    Cuối thế kỷ IX, chính quyền trung ương nhà Đường suy yếu nghiêm trọng. Đầu thế kỷ X, các thế lực cát cứ nổi lên đánh giết lẫn nhau, tạo ra thế loạn chia cắt Ngũ Đại Thập Quốc. Khúc Thừa Dụ, khi đó là Hào trưởng Chu Diên, được dân chúng ủng hộ, đã tiến ra chiếm đóng phủ thành Đại La, tự xưng là Tiết độ sứ. Sau khi đã nắm được quyền lực thực tế trên đất Tĩnh Hải quân, ông đã cho xây dựng chính quyền dựa trên danh xưng của chính quyền đô hộ nhà Đường, nhưng thực chất là một chính quyền độc lập và do người Việt quản lý.

    Năm 931, Dương Đình Nghệ đem quân từ Ái châu ra Đại La đánh đuổi thứ sử Lý Tiến của nước Nam Hán. Lý Tiến bỏ chạy, Dương Đình Nghệ giải phóng thành Đại La giành quyền tự chủ cho đất nước Việt được 6 năm thì bị Kiều Công Tiễn giết hại. Năm 938, Ngô Quyền hạ thành Đại La, tiêu diệt Kiều Công Tiễn. Sau đó, ông chỉ huy trận Bạch Đằng, đánh bại quân Nam Hán, giết chết Hoằng Thao. Mùa xuân năm 939, ông xưng là Ngô Vương, không đóng đô ở Đại La mà về Cổ Loa. Sau khi Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân, các Triều đại Đinh, Tiền Lê đóng đô ở Hoa Lư. Đại La lúc này do Đô hộ phủ sĩ sư Lưu Cơ cai quản và tu sửa Hoàng thành quay về hướng nam (hướng về kinh đô Hoa Lư thay vì hướng về phương bắc như chính quyền đô hộ đã làm) vì thế mà vị quan này được coi là người “giao chìa khóa” thành Đại La cho Lý Thái Tổ.[2][3]

    Trả lời

Viết một bình luận