làm hộ mình với đề bài :nêu tóm tắt quá trình pháp xâm lược việt nam

By Bella

làm hộ mình với
đề bài :nêu tóm tắt quá trình pháp xâm lược việt nam

0 bình luận về “làm hộ mình với đề bài :nêu tóm tắt quá trình pháp xâm lược việt nam”

  1. Chiều 31-8-1858, quân Pháp và Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
    – Rạng sáng 1-9-1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.
    – T2-1859, quân Pháp kéo vào Gia Định.
    – 17-2-1859, chúng tấn công thành Gia Định.
    – Đêm 23 rạng sáng 24-2-1861, quân Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào Đại đồn Chí Hoà.
    – 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất, nhượng cho chúng nhiều
    quyền lợi.
    – Từ 20 đến 24-6-1867, quân Pháp chiếm các tỉnh miền Tây( Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên)
    ko tốn một viên đạn.
    – Sáng 20-11-1873, quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội.
    – Trong vòng chưa đầu 1 tháng, chúng cho quân tỏa đi chiếm Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lí,
    Ninh Bình, Nam Định.
    – 15-3-1874, triều đình kí với Pháp hiệp ước Giáp Tuất.
    – 3-4-1882, quân Pháp, do viên đại tá Ri-vi-e chỉ huy, đã đổ bộ lên Hà Nội.
    – Chiều 18-8-1883, hạm đội Pháp bắt đầu bắn phá dữ dội các pháo đài ở cửa Thuận An.
    – 20-8, chúng đổ bộ lên khu vực này.
    – 25-8-1883, kí hiệp ước Hác-măng.
    – 6-6-1884, kí hiệp ước Pa-tơ-nốt.

    Trả lời
  2. Quá trình xâm lược nước ta của Thực dân Pháp

     – Tháng 2/1859, Pháp chiếm Gia Định; tháng 4/1861 chiếm Định Tường (Mĩ Tho); tháng 12/1861 chiếm Biên Hoà. Ngày 5/6/1862, nhà Nguyễn kí với Pháp một hiệp ước 12 điều khoản nhường hẳn cho Ị Pháp 3 tỉnh trên. Đến ngày 14/3/1874, triều đình Huế kí tiếp bản hiệp ước thứ hai chính thức xác nhận lục tỉnh Nam Kì là đất thuộc địa của Pháp. Quá trình mở rộng xâm lược đó cho đến năm 1879, đây là quá trình Pháp xác lập được bộ máy cai trị ở Nam Kì.

    – Sau khi đánh chiếm Bắc Kì và Trung Kì, kể từ Hiệp ước năm 1883 và Hiệp ước năm 1884, Pháp chuyển hai xứ này trực thuộc Bộ chiến tranh Pháp, sau đó sang Bộ ngoại giao, trong khi Nam Kì vẫn trực thuộc Bộ hải quân và thuộc địa. Sự thiếu thống nhất này đã gây cho Pháp không ít khó khăn. Trước tình hình đó và để tăng cường, ổn định nền thống trị, đẩy mạnh khai thác thuộc địa, Pháp đã tiến hành hoàn chỉnh và củng cố một bước mới chính quyền thuộc địa

    Trả lời

Viết một bình luận