lập 2 dàn bài cho 2 đề: Suy nghĩ của em về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay và Suy nghĩ của em về bệnh thành tích trong học tập của một số phụ huynh

By Ximena

lập 2 dàn bài cho 2 đề: Suy nghĩ của em về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay và Suy nghĩ của em về bệnh thành tích trong học tập của một số phụ huynh và học sinh hiện nay

0 bình luận về “lập 2 dàn bài cho 2 đề: Suy nghĩ của em về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay và Suy nghĩ của em về bệnh thành tích trong học tập của một số phụ huynh”

  1. @fish

    “Bệnh vô cảm” đang ngày một phổ biến trong xã hội hiện nay. Khi đời sống ngày càng phát triển, con người nhanh chóng tiếp cận với những công nghệ hiện đại thì bệnh vô cảm lại càng trở nên trầm trọng. Vô cảm là khái niệm chỉ độ thờ ơ, không có cảm xúc trước các sự vật, hiện tượng đang diễn ra xung quanh mình. Khi suy nghĩ về bệnh vô cảm sẽ thấy người có trạng thái tinh thần này thường không bận tâm đến những gì không liên quan đến mình. Ngay cả khỉ thấy người khác đang chịu đựng những nỗi đau khổ, bất hạnh, người đó cũng trơ lì về cảm xúc. Họ chẳng những không tỏ ra một chút rung động với cái đẹp, không đồng tình với cái tốt mà đến cả khi nhìn thấy, nghe được những cái xấu, cái ác thì cũng không tỏ thái độ lên án hay phản kháng lại.

    Lâu dần, thái độ thờ ơ vô cảm ấy trở thành một thói quen trong cách hành xử của họ với những thứ diễn ra xung quanh, họ trở thành một người sống vô trách nhiệm và ích kỉ. Đấy là lúc họ thật sự đã mang “hồ sơ bệnh án vô cảm”.

    Bệnh vô cảm thực chất không phải là một chứng bệnh thuộc về y học. Đó là một căn bệnh thuộc về tâm hồn của số đông những người có trái tim lạnh giá, sống ích kỉ và lạnh lùng. Đây là một căn bệnh có tính xã hội chứ không phải thuộc về hiện tượng đơn lẻ bởi hiệu ứng lây lan của nó.

    Thực trạng và biểu hiện của bệnh vô cảm

    Thực trạng và biểu hiện của bệnh vô cảm ngày càng hiện lên rõ nét và ở nhiều mức độ, từng độ tuổi khác, hình thức khác nhau.

    Biểu hiện bằng sự thờ ơ với cuộc sống xung quanh, có những người khi thấy một đứa trẻ lạc mẹ thì vô tình lướt qua, ngồi trên xe buýt thấy người lớn tuổi bước lên cũng vẫn ngồi yên vị ở vị trí của mình mà không có động thái nhường ghế, đi đường thấy một người khuyết tật cần được giúp đỡ cũng bình thản dửng dưng.

    Người vô cảm cũng có thể thản nhiên đứng nhìn đám cháy, tai nạn hay cãi vã trên đường, thay vì can thiệp để sự việc không trở nên tồi tệ hơn thì họ xuất hiện ở đó với vai trò như một người khán giả, thậm chí còn sẵn sàng lấy điện thoại ra quay rồi tung lên mạng xã hội và tự hào vì mình là người mang đến thông tin cho người khác.

    Suy nghĩ về bệnh vô cảm cũng cho thấy rằng trên thực tế không ít những trường hợp có thể dẫn ra cho thấy lối sống vô cảm ở con người. Cách đây không lâu tại Thành phố Hồ Chí Minh, dư luận không khỏi bức xúc khi xem lại đoạn clip ở camera khu vực ghi lại cảnh tai nạn đêm khuya giữa taxi với xe máy. Điều đáng nói là người tài xế taxi đã bỏ đi ngay sau vụ va chạm và đáng lẽ cô gái trẻ đi xe máy sẽ không tử vong nếu người tài xế ấy hay những người qua đường không bỏ mặc cô nằm lại bên vệ đường lạnh lẽo trong đêm.

       câu 2

    Đối với giáo viên và nhà trường thì cuộc vận động nhằm lên tiếng muốn nói cần thay đổi cách dạy và học trong nhà trường. Làm sao để các em có thể tiếp thu tri thức nhanh hơn và chất lượng giảng dạy sẽ tốt hơn khi đó các bậc phụ huynh mới tin tưởng để gửi gắm con em của họ vào một môi trường tốt và có chất lượng. Nhà trường không chỉ giảng dạy những kiến thức khoa học tự nhiên, khoa học xã hội trong sách vở mà còn là người dạy cách sống ở đời.

    Bởi thế vấn đề giáo dục của nhà trường là một yếu tố quan trọng để tìm ra những người có năng lực học tập tốt, có ích cho xã hội. Để các em học sinh hiểu rằng những điều tốt đẹp trong cuộc sống và muốn cố gắng học tập để có một tương lai tươi đẹp hơn. Những điều đó sẽ giúp các em tránh được những cái xấu trong xã hội để cùng nhau vượt lên chứ không phải chà đạp người khác mà vượt lên.

    Còn đối với các bạn học sinh cuộc vận động như một yếu tố thiết thực của cuộc sống giúp bạn nhận ra được tầm quan trọng của việc học tập. Bởi trên thực tế hiện tượng học tủ, học qua loa, chỉ để đối phó với những lúc kiểm tra, đi thi mà không thèm để ý đến lợi ích mà nó mang lại. Khiến nhiều bạn có thành tích học tập cao nhưng khi hỏi đến thì lại không biết gì đấy là bệnh thành tích đó. Họ chỉ quan tâm lúc nhất thời mà không nghĩ đến lợi ích về sau.

    Cuộc vận động này thật hay nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong cả nước để nền giáo dục có chất lượng cao và trang bị cho học sinh thêm nhiều tri thức cần thiết trong xã hội mà có lẽ nó không bao giờ là thừa trong mọi hoàn cảnh của đất nước. Góp phần đảm bảo cho nước ta có một nền giáo dục lành mạnh và có một chất lượng tốt khắc phục được tình trạng lạc hậu trong nền giáo dục để cùng vươn lên hội nhập với nền giáo của khu vực và trên thế giới.

    Hiện nay tình trạng học sinh ham chơi rất là nhiều coi nhẹ việc học tập. Đi học chỉ cần có điểm cao học chống đối chỉ biết nhất thời mà khi hỏi lại sẽ không biết gì. Nhiều bạn đi học chỉ để coi cóp lấy điểm cao mà không nghĩ đó là tác hại lớn đối với bản thân. Một số nhà trường thì chạy đua theo thành tích còn giáo viên thì quá lỏng lẻo trong việc chấm điểm cho điểm cao mà cũng không cần biết là bài đấy có để lại ấn tượng sâu sắc, đúng và đủ ý hay không. Như vậy sẽ khiến học sinh lầm tưởng về năng lực thực sự của mình và làm cho con đường đến với thành công của các em sẽ xa hơn, đi vất vả hơn.

    Bên cạnh đó cũng có những con người, những cá nhân tập thể thực hiện nghiêm túc đúng trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Đây là những tấm gương sáng chúng ta cần tôn vinh và noi theo. Như vậy thì việc khắc phục tình trạng tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục mới được đẩy lùi. Đó là trách nhiệm chung của tất cả mọi người không chỉ học sinh, nhà trường mà các bậc phụ huynh cần quan tâm hơn nữa đến nhu cầu học tập và tương lai của con em mình.

    Như vậy để thực hiện tốt được cuộc vận động thì không chỉ giáo viên, nhà trường, học sinh cần thay đổi mà cả các cán bộ, lãnh đạo cũng phải nghiêm túc thực hiện từ trên xuống dưới. Để mọi người quan tâm và cùng nhau ý thức tốt hơn về tầm quan trọng của giáo dục trong mọi thời đại. Bởi chỉ có học thì con người ta mí biết có cuộc sống tốt đẹp và biết được cuộc sống này thật đa dạng và phong phú. Hãy cùng nhau nâng cao khẩu hiệu giáo dục và tầm quan trọng của việc học tập, tuyên truyền rộng rãi các tác hại xấu của tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. Mỗi một người đều phải ý thích được sự cần thiết của học tập và giáo dục bởi nó sẽ quyết định đến tương lai của đất nước.
    #hoctot

    Trả lời
  2. * Bệnh vô cảm

    – Giải thích:

    + Vô cảm là không xúc động, sống ích kỉ, lạnh lùng, thờ ơ.

    + Người bị bệnh vô cảm ngày càng khép chặt cánh cửa trái tim mình lại.

    – Biểu hiện:

    + Ngày nay đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được cải thiện.

    + Có nhiều điều để quyến rũ, khơi dậy lòng tham của con người.

    + Sống ích kỉ, nhỏ nhen, thờ ơ, lãnh đạm với mọi việc đang diễn ra xung quanh.

    + Đối với mỗi cá nhân:

    \ Không sẵn lòng giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn

    \ Có thái độ rẻ rúng, coi khinh những mảnh đời bất hạnh.

    + Đối với những người có trọng trách trước cộng đồng:

    \ Không quan tâm đến công việc của người dân.

    \ Dựa vào quền lực để ức hiếp nhân dân.

    – Nguyên nhân:

    + Con người chạy theo đồng tiền, chạy theo vật chất mà quên đi giá trị của đời sống tinh thần.

    + Coi đồng tiền cao hơn giá trị con người.

    + Bỏ quên thời gian để trao nhau hơi ấm của tình thương để ươm mầm cảm xúc.

    – Hậu quả:

    + Không thấu hiểu được nỗi đau, tình cảm của người khác.

    + Vô cảm là con đường trực tiếp dẫn đén cái xấu, cái ác.

    + Người mắc bệnh ” vô cảm ” không được mọi người tin yêu, kính trọng.

    + Vô cảm là căn bệnh của phường ích kỉ luôn nhìn đời bằng cặp mắt ráo hoảnh.

    – Biện pháp:

    + Mỗi cá nhân phải là một thành viên có trách nhiệm đối với những vấn đề chung của cộng đồng.

    + Phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông ” lá lành đùm lá rách ” , ” một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. “

    + Cần quan tâm, sẻ chia với người bất hạnh theo khả năng của mình.

    + Tham gia các phong trào xã hội có tinh thần nhân văn cao như trong trào đền ơn đáp nghĩa.

    – Bài học:

    + Vô cảm là căn bệnh nguy hiểm, chúng ta cần tìm thuốc ” đặc trị “

    + Cần lên án mạnh mẽ bệnh vô cảm, đấu tranh để laoị bỏ căn bệnh này.

    + Sống hoà đồng, biết đồng cảm, sẻ chia với người bất hạnh.

    – Liện hệ bản thân:

    + Bản thân cần sống hoà đồng, biết đồng cảm, sẻ chia với những người bất hạnh.

    \ Ủng hộ đồng bào vùng bị thiên tai, những người là nạn nhân của chất độc màu da cam, những trẻ mồ côi, người già không nơi nương tựa.

    * Bệnh thành tích:

    – Giải thích:

    + Bệnh thành tích đã tồn tại từ lâu trong xã hội nhưng tên gọi của nó mới được xác định gần đây. Cội nguồn của bệnh này là thói chuộng hư danh, thích phô trương, sẵn sàng nói dối một cách không hề ngượng ngùng.

    – Đánh giá vấn đề:

    + Đây là ” căn bệnh xã hội ” có khả năng ” lây nhiễm ” cao khiến mọi đối tượng đều có thể mắc, từ cá nhân đến các tổ chức xã hội, tổ chức nhà nước. Hiện nay, việc tuyên chiến với bệnh thành tích đã trở thành một yêu cầu bức thiết.

    – Biểu hiện:

    + Sẵn sàng che giấu thực chất yếu kém để được vinh danh.

    + Tô hồng thành tích mong nhận được các danh hiệu, phần thưởng.

    + Ganh đua hơn kém quyết liệt mà bỏ qua việc tự nhìn lại bản thân.

    – Hậu quả:

    + Nó có thể làm suy đồi nhân cách con người, phá huỷ những nền tảng văn hoá tốt đẹp được xây đắp từ lâu.

    + Nó có thể đưa một xã hội, một đất nước tụt dốc không phanh do sự ngộ nhận về mình, và vì ngộ nhận về mình mà ngộ nhận về phần còn lại của thế giới.

    – Biện pháp:

    + Đã có nhiều biện pháp khắc phục bệnh thành tích, nhưng do cách làm không triệt để, chúng ta đã để phát sinh ra một chủng bệnh mới là thi đua lập thành tích để xoá bỏ bệnh thành tích, đưa cuộc đấu tranh vốn rất chính đáng sa vào một vòng quay luẩn quẩn.

    + Các ngành, các cấp phải có chương trình, kế hoạch cụ thể.

    + Xây dựng chiến lược phù hợp với khả năng, thực thực.

    + Sự đồng bộ hoá từ cấp cơ sở đến cấp lãnh đạo.

    – Bài học:

    + Cần phải nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật

    + Phải khuyến khích tinh thần phản biện xã hội.

    + Phải tạo được dư luận mạnh mẽ để bài trừ thói ” làm láo báo cáo hay “

    `->` Bệnh thành tích dần dần sẽ được khắc phục khi mỗi con người được bồi dưỡng thường xuyền về lòng tự trọng, về ý thức phẩm giá, về khả năng đánh giá đúng bản thân.

    `=>` Xã hội sẽ tốt đẹp khi từng cá nhân biết đâu là điều thực sự tốt đẹp để hướng tới, và ngược lại, từng cá nhân sẽ trở thành những con người công chính nếu xã hội biết nhìn nhận, đánh giá một cách đúng thực chất.

    Trả lời

Viết một bình luận