lập bảng so sánh giữa các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây theo tiêu chí sau: thời gian hình thành ; nghành kinh tế chính , đặc điểm xã hội

By Nevaeh

lập bảng so sánh giữa các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây theo tiêu chí sau: thời gian hình thành ; nghành kinh tế chính , đặc điểm xã hội giai cấp, hình thức nhà nước

0 bình luận về “lập bảng so sánh giữa các quốc gia cổ đại phương đông và phương tây theo tiêu chí sau: thời gian hình thành ; nghành kinh tế chính , đặc điểm xã hội”

  1. 1. Phương đông:

    * Điều kiện tự nhiên:

    – Ven các con sông lớn có đồng bằng phù sa màu mỡ, tơi xốp thuận lợi cho phát triển nông nghiệp

    – Nguồn nước đủ cho việc sản xuất và sinh hoạt, nhiều nguồn thủy sản và là đường giao thông quan trọng của đất nước

    * Kinh tế: nền KT nông nghiệp là chủ yếu, gắn liền với công tác thủy lợi, có các ngành khác bổ trợ cho nông nghiệp (thủ công nghiệp, chăn nuôi…)

    * Xã hội: có 2 giai cấp thống trị và bị trị đối kháng nhau; giai cấp thống trị gồm vua, các quý tộc quan lại, tăng lữ…giai cấp bị trị bao gồm nông dân công xã, thợ thủ công, nô lệ

    *Thời gian hình thành: khoảng cuối thiên niên kỉ IV – đầu thiên niên kỉ IIITCN

    * Chính trị: đặc trưng cơ bản của nhà nước là chế độ chuyên chế cổ đại hay nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Đứng đầu nhà nước là vua – có quyền lực tối cao , sau đó đến hệ thống quan lại

    2. Phương Tây

    – ĐKTN: Có bờ biển dài, nhiều vũng vịnh sâu và kín gió thuận tiện cho gaio thương đường biển; có nhiều mỏ quý thuận lợi để khai thác mỏ, đất đai không màu mỡ nên chỉ trồng các loại cây lưu niên có giá trị cao (nho, ô liu)

    * Kinh tế: nền KT công thương , mậu dịch hàng hải giữ vai trò chủ đạo, ngành nông nghiệp là thứ yếu

    * Xã hội: có hai giai cấp cơ bản đối kháng là chủ nô và nô lệ

    * Chính trị: Bộ máy nahf nước của các quốc gia cổ đại phương Tây là bộ máy của quý tộc, chủ nô, tuy nhiên có các hình thức sau: nhà nước cộng hòa quý tộc (Spac), nhà nước dân chủ chủ nô (Aten), nhà nước cộng hòa đế chế (Rô ma) đứng đầu nhà nước là đại hội công dân, sau đó đến Hội đồng dân biểu.

    Trả lời

Viết một bình luận