lập dàn ý cho đề bài sau “Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi leo sông”

By Faith

lập dàn ý cho đề bài sau
“Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi leo sông”

0 bình luận về “lập dàn ý cho đề bài sau “Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi leo sông””

  1. DÀN Ý
    1. Mở bài:
    – Nguyễn Bá Học là nhà giáo, nhà văn rất quan tâm đến thế hệ trẻ. Ông đã có một câu nói đầy ý nghĩa để giáo dục ý chí quyết tâm cho thanh niên: đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông
    2. Thân bài:
    a/ Giải thích:
    – Nghĩa tường minh: Con đường đi tới đích nhiều khi phải vượt qua núi cao, sống sâu, nhưng nếu quyết tâm, ta vẫn đến nơi.
    * Nghĩa hàm ẩn: Con người cẩn phải có ý chí, quyết tâm, nghị lực để vượt qua những thử thách trên đường đời.
    – Nếu không có ý chí, chúng ta không thể làm được việc gì đến nơi đến chốn, không thể đạt được thành công.
    b/ Minh hoạ bằng các dẫn chứng trong văn học và thực tế đời sống xã hội.
    (Lấy một số dẫn chứng tiêu biểu mà bản thân được biết
    3. Kết bài:
    – Ý kiến trên của Nguyễn Bá Học là bài học quý giá trong việc tu dưỡng và phấn đấu của mỗi người.
    – Hồ Chủ tịch cũng đã từng khuyên thanh niên: Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền

    Trả lời
  2. 1. Mở bài:

    – Sức mạnh của ý chí quyết định sự thành bại trong mọi công việc. Thiếu ý chí thì sẽ khó vượt qua trở ngại để thành công.

    – Dẫn câu danh ngôn.

    2. Thân bài:

    a. Giải thích ý nghĩa câu nói:

    – Nghĩa đen: Đường đi có nhiều chướng ngại, vất vả. Ta muốn đến nơi phải quyết tâm vượt qua núi cao sông sâu.

    – Nghĩa bóng: 

    + Đường: Dẫn đến đích mà con người muốn đạt được.

    + Sông, núi: Những trở ngại lớn của hoàn cảnh khách quan.

    + Lòng người: Ý chí, nghị lực của con người.

    – Sức mạnh của ý chí giúp con người vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để thành công.

    b. Vì sao đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông?

    – Vì sao đường đi không khó vì những trở ngại khách quan? (Trong cuộc đời tuy có nhiều trở ngại thật, nhưng không phải là không thể chiến thắng. Núi cao đến mấy, sông rộng đến mấy, người ta vẫn có thể vượt qua. Cũng vậy, mọi khó khăn, gian lao trên đường đời chỉ là thử thách ý chí, nghị lực của ta chứ không thể làm cho ta lùi bước nếu ta quyết tâm).

      – Vì sao đường đi lại khó vì lòng người ngại núi e sông? (Điều kiện quyết định để thực hiện ý muốn của mình là ý chí và nghị lực. Với lòng quyết tâm, con người có thể vượt qua thử thách để đạt mục đích mà mình đã chọn. Thiếu ý chí, thiếu nghị lực thì cho dẫu đường đời thuận lợi, cũng khó vượt qua để đến đích).

    * Dẫn chứng:

    – Trong sách vở, tác phẩm văn học.

    – Trong lịch sử, trong thực tế (gương các danh nhân, các gương vượt khó trong cuộc sống…)

    c. Rút ra bài học: Xem việc rèn luyện ý chí là không thể xao lãng. Chỉ có quyết tâm vượt khó mới đem lại thành công trên đường đời.

    3. Kết bài:

    – Câu danh ngôn là một chân lí, khẳng định vai trò của ý chí, quyết tâm và nghị lực trong cuộc sống.

    – Liên hệ thực tế bản thân trong học tập và cuộc sống.

         

    *chúc may mắn*=>>

    Trả lời

Viết một bình luận