Mn giúp em với ạ : phân biệt đặc điểm pha tối ở thực vật C3 , C4 , CAM với các tiêu chí : đại diện, điều kiện sống , các giai đoạn , thời gian , năng

By Charlie

Mn giúp em với ạ : phân biệt đặc điểm pha tối ở thực vật C3 , C4 , CAM với các tiêu chí : đại diện, điều kiện sống , các giai đoạn , thời gian , năng suất. Em cảm ơn nhiều ạ

0 bình luận về “Mn giúp em với ạ : phân biệt đặc điểm pha tối ở thực vật C3 , C4 , CAM với các tiêu chí : đại diện, điều kiện sống , các giai đoạn , thời gian , năng”

  1. Giải thích các bước giải:

    *C3

    Thực vật C3 phân bố mọi nơi trên trái đất, gồm các loài rêu cho đến các loài cây gỗ trong rừng.

     Pha tối ở thực vật C3 diễn ra trong chất nền (strôma) của lục lạp.

    – Pha tối ở thực vật C3 chỉ có một chu trình Canvin, được chia thành 3 giai đoạn:

    + Giai đoạn cố định CO2

    + Giai đoạn khử APG (axit phôtphoglixêric) AllPG (aldehit phosphoglixeric) tổng hợp nên C6H12O6C tinh bột, axit amin…

    + Giai đoạn tái sinh chất nhận ban đầu là Rib – 1,5 điP (ribulôzơ – 1,5 điphôtphat).

    * C4

    Gồm một số loài sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như: mía, ngô, cao lương…

    Pha tối của thực vật C4

    + gồm 2 chu trình: chu trình cố định CO2 tạm thời (chu trình C4) diễn ra ở lục lạp của tế bào nhu mô lá và chu trình tái cố định CO2

     +(chu trình Canvin) diễn ra trong lục lạp của tế bào bao bó mạch. Cả hai chu trình này đều diễn ra vào ban ngày và ở hai nơi khác nhau trên lá.

    * CAM

    Pha tối ở thực vật CAM gần giống với pha tối ở thực vật C4, điểm khác biệt là về thời gian:

    + Ở thực vật C4, cả 2 chu trình của pha tối đều diễn ra vào ban ngày.

    + Ở thực vật CAM thì chu trình đầu cố định CO2 tạm thời được thực hiện vào ban đêm khi khí khổng mở và chu trình Canvin tái cố định CO2 thực hiện vào ban ngày khi khí khổng đóng.

    Trả lời

Viết một bình luận