nắm các kiến thức về tác giả , hoàn cảnh sáng tác , phương thức biểu đạt , thể loại , ngôi kể , những nét chính về nghệ thuật , nội dung các văn bản :

By Ruby

nắm các kiến thức về tác giả , hoàn cảnh sáng tác , phương thức biểu đạt , thể loại , ngôi kể , những nét chính về nghệ thuật , nội dung các văn bản : Bức tranh của em gá tôi , Cô tô , Cây tre việt nam

0 bình luận về “nắm các kiến thức về tác giả , hoàn cảnh sáng tác , phương thức biểu đạt , thể loại , ngôi kể , những nét chính về nghệ thuật , nội dung các văn bản :”

  1. 1,+ Bức tranh của em gái tôi

    – Tác giả : Tạ Duy Anh

    – Tác phẩm : Bức tranh của em gái tôi

    Không có hoàn cảnh sáng tác.

    – Xuất xứ : in trong Con dế ma.

    – Thể loại phương thức biểu đạt : tự sự.

    Ý nghĩa : (ghi nhớ/ SGK trang 35)

    2,Cô tô

    a/ Tác giả

    – Nguyễn Tuân (1910-1987)

    – Quê quán: Từ Liêm – Hà Nội.

    – Là nhà văn nổi tiếng, sở trường về thể tùy bút và kí.

    – Được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.

    – Tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện.

    b/ Tác phẩm

    – Xuất xứ:

    + Được nhà văn Nguyễn Tuân viết trong một chuyến ra thăm đảo.

    + Bài văn Cô Tô là phần cuối của bài kí Cô Tô, in trong cuốn “Nguyễn Tuân toàn tập”.

    – Thể loại: Kí.

    – Phương thức biểu đạt: Miêu tả + Biểu cảm + Tự sự.

    3,Cây tre vn

    a/ Tác giả

    – Tên thật: Hà Văn Lộc (1925-1991)

    – Quê quán: quận Tây Hồ, Hà Nội.

    – Sinh ở thành phố Nam Định.

    – Nhà báo chuyên viết báo, bút kí, thuyết minh phim.

    b/ Tác phẩm

    – Xuất xứ:

    + Viết năm 1955.

    + Là lời bình cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan.

    – Thể loại: Bút kí.

    – Phương thức biểu đạt: Thuyết minh + Biểu cảm + Miêu tả + Nghị luận

    Trả lời
  2. I. Đôi nét về tác giả: Tạ Duy Anh

    – Tên khai sinh: Tạ Viết Dũng

    – Sinh ngày 9 tháng 9 năm 1959

    – Quê quán: thôn Cổ Hiền, xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).

    – Cuộc đời:

    • Ông từng làm cán bộ giám sát chất lượng bê tông ở Nhà máy thủy điện Hòa Bình, trung sĩ bộ binh ở Lào Cai.
    • Sau đó Tạ Duy Anh tham gia học ở Trường viết văn Nguyễn Du. Trải qua 4 năm học, ông đỗ đầu và được giữ lại làm giảng viên.
    • Là cây bút trẻ trong thời kì đổi mới. Hiện ông là biên tập viên tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn.
    • Tạ Duy Anh trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1993.

    II. Đôi nét về tác phẩm: Bức tranh của em gái tôi

    1. Xuất xứ

    Bức tranh của em gái tôi là truyện ngắn đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết Tương lai vẫy gọi của báo Thiếu niên tiền phong

    2. Thể loại

    – Truyện ngắn

    3. Phương thức biểu đạt

    – PTBĐ tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm 

    – Trong đó PTBĐ chính là tự sự

    4. Ngôi kể

    – Ngôi thứ nhất, xưng tôi

    – Tác dụng: người kể chuyện chính là nhân vật anh trai trong câu chuyện, trực tiếp tham gia và kể lại câu chuyện, làm cho các sự kiện, cảm xúc của nhân vật trở nên chân thực, thuyết phục và sâu sắc hơn.

    5. Tóm tắt văn bản Bức tranh của em gái tôi

    Kiều Phương là cô gái hay lục lọi đồ và thường bôi bẩn lên mặt. Cô bé có sở thích vẽ tranh nên thường bí mật pha chế màu và vẽ. Khi mọi người phát hiện ra Kiều Phương có tài năng hội họa thì người anh lúc này tỏ ra ghen tị và xa lánh em. Kiều Phương đạt giải nhất tại trại thi vẽ tranh quốc tế với bức vẽ “anh trai tôi”, lúc này người anh trai mới nhận ra tấm lòng nhân hậu của em và hối lỗi về bản thân mình.

    Đôi nét về tác giả: Nguyễn Tuân

    – Nguyễn Tuân (1910-1987), quê ở Hà Nội

    – Ông là nhà văn nổi tiếng, có sở trường về thể thùy bút và kí

    – Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật năm 1996

    – Phong cách sáng tác: tác phẩm của ông luôn thể hiện phong cách độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú về nhiều mặt và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện

    II. Đôi nét về tác phẩm: Cô Tô

    1. Xuất xứ

    Bài văn “Cô Tô” là phần cuối của bài kí Cô Tô – tác phẩm ghi lại những ấn tượng về thiên nhiên, con người lao động ở vùng đảo Cô Tô mà nhà văn thu nhận được trong chuyến ra thăm đảo

    2. Bố cục (3 phần)

    – Phần 1 (từ đầu đến “lớn lên theo mùa sóng ở đây”): Cảnh Cô Tô sau cơn bão

    – Phần 2 (tiếp đó đến “là là nhịp cánh…”): Cảnh mặt trời lên trên đảo Cô Tô

    – Phần 3 (còn lại): Cảnh sinh hoạt buổi sáng của con người trên đảo Cô Tô

    3. Giá trị nội dung

    Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc – quần đảo Cô Tô

    4. Giá trị nghệ thuật

    – Ngôn ngữ điêu luyện, độc đáo

    – Miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc

    – Sử dụng nghệ thuật so sánh, nhân hóa, ẩn dụ,…

    Trả lời

Viết một bình luận