Nêu cảm nhận của em về nhân vật người anh trong văn bản “Bức tranh của em gái tôi ” và rút ra bài học cho mình

Nêu cảm nhận của em về nhân vật người anh trong văn bản “Bức tranh của em gái tôi ” và rút ra bài học cho mình

0 bình luận về “Nêu cảm nhận của em về nhân vật người anh trong văn bản “Bức tranh của em gái tôi ” và rút ra bài học cho mình”

  1.                                                                 BÀI LÀM

               Trong truyện”Bức tranh của em gái tôi” của nhà văn Tạ Duy Anh đã rất thành công khi xây dựng nhân vật người anh trai. Nhân vật đó đã để lại cho người đọc nhiều nghĩ suy. Trước hết, khi tài năng của em gái Kiều Phương chưa được bộc lộ, người anh luôn tỏ ra mình là người lớn. Cậu luôn xét nét, coi thường em, đặt cho em biệt danh là Mèo với thái độ đầy kẻ cả. Thế rồi, khi tài năng của Kiều Phương được phát hiện, người anh trai càng bộc lộ nhiều tính xấu hơn. Cậu tự ti về mình, cho mình là kẻ bất tài, cậu từng gục xuống bàn khóc, tủi thân và chán nản. Lúc này ta thấy cậu vừa đáng trách lại vừa đáng thương, nhưng tệ hơn cũng từ đó cậu luôn ghen ghét đố kị với em mình, luôn quát mắng vô lý, đẩy em ra xa. Và rồi mọi chuyện đã hoàn toàn thay đổi khi bức vẽ Người Anh Trai của Kiều Phuowg đạt giải nhất. Dứng trước bức tranh, cậu sững sờ vì không tin Kiều Phương lại vẽ mình. Cậu bé trong tranh quá đẹp khiến người anh tự hào, kiêu hãnh, càng kiêu hãnh hơn khi bức tranh được trưng bày trong lồng kính trước sự chiêm ngưỡng của biết bao người nhưng liền sau đó là cảm giác xấu hổ trào dâng. Cậu đã muốn bật khóc trước tình yêu thương và lòng nhân hậu của cô em gái. Sự thức tỉnh ấy của người anh khiến ta thấy cậu đáng được cảm thông, tha thứ và yêu thương

    -BÀI HỌC RÚT RA:

    +Không nên đánh giá thấp người khác 

    +Không nên đố kị, ghen ghét với tài năng của người khác, đặc biệt là người thân trong gia đình

    +Phải có trái tim yêu thương, rộng mở, phải mở lòng thùa nhận tài năng của người khác và vươn lên hoàn thiện bản thân mình

    Bình luận
  2. Giải thích tâm trạng:

    Lúc đầu người anh trai không muốn đi với gia đình để nhận giải cùng em gái, nhưng trước sự khẩn khoản của người em nên đã đồng ý.

    – Khi người anh trai đức trước bức tranh thì tâm trạng của nhân vật đầy biến động:

    + Đầu tiên, người anh vô cùng ngạc nhiên và xúc động vì chẳng bao giờ nghĩ người trong bức tranh kia chính là cậu ta. 

    + Từ ngạc nhiên, người anh cảm thấy ngỡ ngàng vì người trong tranh kì diệu quá, đẹp hơn cả sức tưởng tượng của mình. 

    + Cuối cùng là tâm trạng hãnh diện vì có được một cô em gái vừa tài năng lại vừa có tâm hồn đẹp đến vậy. 

    + Nhưng cũng chính vào lúc ấy, sự xấu hổ lại từ từ xâm chiếm lấy người anh vì những lúc cư xử không đúng với cô em gái nhỏ. Người anh còn giận chính mình vì chẳng có một chút năng khiếu gì. 

    => Bao nhiêu những cảm giác xáo trộn trong lòng khiến người anh. 

    – Cuối văn bản, câu nói của người anh: “Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy.” chính là lúc người anh đã nhận ra những điều không phải của mình. Anh thừa nhận rằng mình không được đẹp như người trong tranh. 

    => Đầu tiên là sự ghen tị, xa lánh; sau đó bản thân người anh thấy được sự kém cỏi trong nhân cách của bản thân và thừa nhận sự nhân hậu, tốt đẹp của người em. 

    Bài học rút ra:

    – Trước thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua những thói xấu như ganh ghét, đố kị hay mặc cảm tự ti để hòa chung niềm vui với mọi người. 

    – Lòng nhân hậu và sự độ lượng, vị tha giúp con người tự vượt lên bản thân để sống thanh thản, tốt đẹp hơn.

    Chúc bạn học tốt!

    Bình luận

Viết một bình luận