Nêu nội dung , ý nghĩa , hạn chế , tích cực của phong trào cải cách Duy Tân.Vì sao những trào lưu cảu cách này không được thực hiện!?

Nêu nội dung , ý nghĩa , hạn chế , tích cực của phong trào cải cách Duy Tân.Vì sao những trào lưu cảu cách này không được thực hiện!?

0 bình luận về “Nêu nội dung , ý nghĩa , hạn chế , tích cực của phong trào cải cách Duy Tân.Vì sao những trào lưu cảu cách này không được thực hiện!?”

  1. ý nghĩa

    Phong trào Duy Tân có ý nghĩa giúp khơi dậy lên tư tưởng tiến bộ, tấn công mạnh mẽ vào hệ tư tưởng phong kiến lạc hậu và bảo thủ nhằm làm thay đổi chế độ tư tưởng phong kiến.

    Phong trào Duy Tân mang tính thời đại, góp phần giải quyết những yêu cầu thời bấy giờ.

    hạn chế 

    Các đề nghị cải cách mang tính rời rạc.

    Chưa giải quyết được mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam lúc đó như: mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp, mâu thuẫn sâu sắc giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

    Phong trào Duy Tân còn hạn chế bởi tính khả thi, bị giới hạn bởi Tân thư.

    còn cái kia mình ko bt sorry nha :<

    Bình luận
  2. -Nội dung của các đề nghị cải cách bao gồm những yêu cầu đòi đổi mới đất nước về mọi mặt như mở cửa biển Trà Lí ở Nam Định cho nước ngoài vào buôn bán, đẩy mạnh khai thác ruộng hoang, khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng, chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn vỏ bị, mở rộng ngoại giao, cải cách giáo dục, nâng cao dân trí, bảo vệ đất nước.

    – Tích cực: Đáp ứng phần nào yêu cầu của nước ta lúc đó, có tác động tới cách nghĩ, cách làm của một bộ phận quan lại triều đình.

    – Hạn chế: Các đề nghị cải cách mang tính rời rạc, chưa giải quyết được mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam lúc đó.

    – Kết quả: Triều đình Huế cự tuyệt, không chấp nhận các đề nghị cải cách.

    – Ý nghĩa: Tấn công vào những tư tưởng lỗi thời, bảo thủ, cản trở bước tiến hóa của dân tộc; phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết

    Các đề nghị cải cách ở nước ta không thực hiện được vì triều đình nhà Nguyễn bảo thủ, không muốn thay đổi hiện trạng của đất nước; tuy bất lực trước những khó khăn của đất nước nhưng họ vẫn từ chối mọi cải cách, kể cả những cải cách hoàn toàn có khả năng thực hiện được, gây trở ngại cho việc phát triển những nhân tố mới của xã hội. Vì vậy, làm cho đất nước luẩn quẩn trong vòng lạc hậu, bế tắc của chế độ phong kiến đương thời.

                                                                Chúc bạn học tốt!

                                                                                                  NTYN

    Bình luận

Viết một bình luận