Nêu tình hình chính trị ở Đàng Trong giữa thế kỉ XVIII? Qua có nhận xét gì về tình hình chính trị ở cả hai Đàng?
Giúp mình với mn????
Nêu tình hình chính trị ở Đàng Trong giữa thế kỉ XVIII? Qua có nhận xét gì về tình hình chính trị ở cả hai Đàng?
Giúp mình với mn????
Năm 1765, Nguyễn Phúc Khoát qua đời, chính sự họ Nguyễn rối ren quanh việc chọn người lên ngôi chúa. Vũ vương vốn trước lập con thứ 9 là Hiệu làm Thế tử, nhưng Hiệu mất sớm, để lại người con là Dương. Con cả của Vũ vương là Chương cũng đã mất. Đáng lý ra theo thứ tự khi Vũ vương mất, phải lập người con thứ hai là Luân lên ngôi, nhưng quyền thần Trương Phúc Loan nắm lấy triều chính, tự xưng là “Quốc phó”, giết Luân mà lập người con thứ 16 của Vũ vương là Thuần mới 12 tuổi lên ngôi, tức là Định vương, để dễ bề thao túng. Trong triều đình cũng như bên ngoài dư luận nhiều người bất bình vì khi Luân đã chết thì ngôi chúa lẽ ra phải thuộc về Nguyễn Phúc Dương.
Trương Phúc Loan trở thành quyền thần lấn lướt, mọi quyền hành đều do Trương Phúc Loan thao túng, chúa Nguyễn Phúc Thuần chỉ còn là bù nhìn trên ngai. Loan tự nhận là Quốc phó, giữ Bộ Hộ, quản cơ Trung tượng kiêm Tàu vụ, thâu tóm mọi quyền lực về chính trị và kinh tế. Thuế sản vật các mỏ vàng Thu Bồn, Đồng Hương, Trà Sơn, Trà Vân… đều rơi vào tay Loan, hàng năm Loan chỉ nộp vào ngân sách quốc gia 1–2 phần mười số thuế thu được. Sử sách còn ghi lại rằng ngày nắng, Loan cho phơi của cải châu báu ra sân làm sáng rực cả một góc trời. Cả nhà họ Trương chia nhau nắm giữ mọi chức vụ chủ chốt. Người bấy giờ gọi là Trương Tần Cối.
Các quan lại cấp dưới cũng học theo thói xa xỉ đó, nạn tham ô, hối lộ cũng vì thế mà ngày càng nghiêm trọng. Lê Quý Đôn trong Phủ Biên tạp lục có nhận xét về thời kỳ này của chúa Nguyễn Đàng Trong là: “… từ quan to đến quan nhỏ, nhà cửa chạm trổ, tường xây bằng gạch đá, trướng vóc màn the, đồ dùng toàn bằng đồng, bằng sứ, bàn ghế bằng gỗ đàn, gỗ trắc, ấm chén bằng sứ, yên ngựa – dây cương đều nạm vàng, nạm bạc, quần áo là lược, nệm hoa, chiếu mây, lấy phú quý phong lưu để khoe khoang lẫn nhau… Họ coi vàng bạc như cát, thóc gạo như bùn, hoang phí vô cùng…”[14].
Cùng lúc đó, Lại bộ thượng thư Nguyễn Cư Trinh, trụ cột của triều Nguyễn qua đời (tháng 5 năm 1767). Họ Trương không còn ai ngăn trở, càng ra sức lộng hành: bán quan tước, ăn tiền tha tội, hình phạt phiền nhiễu, thuế má nặng nề, nhân dân cực khổ. Những người có tài như Tôn Thất Dục bị Loan tìm cách hãm hại. Tài chính vô cùng kiệt quệ. Cơ nghiệp chúa Nguyễn đến đây là suy vong không thể cứu vãn nổi.
Bài Làm :
Tình hình chính trị ở Đàng Trong giữa thế kỉ XVIII
– Kinh tế nông nghiệp ngày càng phát triển
– Do khuyến khích dân lập ấp, khai hoang, phát triển sản xuất
– Phát triển rõ nhất là ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long với năng xuất cực cao
– Vì sự phát triển mạnh nên hình thành nhiều tầng lớp địa chụ lớn, chiếm đoạt nhiều ruộng đất
– Đầu thế kỉ XVIII tình trạng dân mất ruộng rất nhiều nhưng chưa bằng Đàng Ngoài
*Nhận xét : Chiến tranh phong kiến làm cho đời sống nhân dân đói khổ, lầm than, mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt. Điều đó dẫn đến việc nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân bùng nổ.