Nêu ý kiến về hiện thực cuộc sống đương thời trong tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”

By Alexandra

Nêu ý kiến về hiện thực cuộc sống đương thời trong tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”

0 bình luận về “Nêu ý kiến về hiện thực cuộc sống đương thời trong tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên””

  1.   Tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là câu chuyện phản ánh hiện thực được Nguyễn Dữ phản ánh sâu sắc, tinh tế. Bối cảnh câu chuyện đã phần nào phản ánh hiện thực xã hội thời ấy khi mà thần ma lẫn lộn. Sự hỗn loạn trong xã hội ấy chính là ở chi tiết Tử Văn phải thốt lên “sao mà lắm thần quá vậy”. Kẻ ác lộng hành và tận hưởng điều sung sướng ,tốt đẹp. Còn những người dám đứng lên, dám đấu tranh thì phải chịu trừng phạt. Đến cả thần cũng khó lòng phân biệt đúng sai. Con người không thể thi hành chính nghĩa nếu là con người bình thường và Tử Văn phải chết, chết đi để làm chức phán sự, để gìn giữ điều tốt đẹp ở đời. Công lí, điều tốt không thể thi hành trong xã hội ấy. 

    Trả lời
  2. Theo em Chuyện chức phán sự đền Tản Viên không chỉ hấp dẫn người đọc ở những chi tiết kì ảo li kì, ở cốt truyện hấp dẫn mà còn ở nội dung phản ánh của tác phẩm. Ra đời đã cách đây mấy thế kỉ nhưng bức tranh hiện thực được Nguyễn Dữ phơi bày trong tác phẩm vẫn còn có ý nghĩa, giá trị cho đến tận ngày nay.

         Bối cảnh của truyện xảy ra vào khoảng đầu thế kỉ XV. Căn cứ cho bối cảnh này chính là lai lịch của tên Bách hộ họ thôi, cuối đời nhà Hồ, quân Minh sang xâm lược nước ta. Ngoài ra còn có thể kể đến chi tiết Tử Văn nhận chức phán sự, có người quen nhìn thấy Tử Văn vào năm Giáp Ngọ – 1417, đây là những cơ sở khẳng định sự ra đời của câu chuyện vào đầu thế kỉ XV. Thời điểm Nguyễn Dữ chấp bút viết tác phẩm là vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVI, đó là thời điểm xã hội phong kiến bắt đầu đi vào giai đoạn suy thoái, nội chiến Lê – Mạc xảy ra liên miên, đời sống xã hội bất ổn, rối ren, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Chính trong khoảng thời gian này Nguyễn Dữ cũng chỉ ra làm quan được vài năm rồi lui về ở ẩn. Bởi vậy, ông mượn bối cảnh của xã hội thế kỉ XV nhưng thực chất là muốn phơi bày hiện thực xã hội mà ông đang sống – đầu thế kỉ XVI với nhiều bất công ngang trái: kẻ ác lộng hành, được hưởng an nhàn, sung sướng, người hiền phải chịu nhiều oan khuất, sống khổ cực; quan lại tham lam của đút, người đại diện cho pháp luật bị lấp tai, che mắt. Đó chính là hiện thực hết sức bất ổn được Nguyễn Dữ phản ánh trong tác phẩm.

    Trả lời

Viết một bình luận