nêu ý nghĩa chi tiết của cái bóng và bài học rút ra trong chuyện người con gái nam xương
0 bình luận về “nêu ý nghĩa chi tiết của cái bóng và bài học rút ra trong chuyện người con gái nam xương”
Trong Chuyện người con gái Nam Xương, chi tiết chiếc bóng là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc, vừa có ý nghĩa thắt nút, vừa có ý nghĩa mở nút cho câu chuyện. Đầu tiên, chiếc bóng có tính chất thắt nút chính là chiếc bóng mà Vũ Nương chỉ cho con bảo đó là cha trong quãng thời gian mà Trương Sinh đi lính. Ban đầu, xuất phát từ tình yêu thương con, Vũ Nương đã trỏ bóng mình trên vách bảo đó là cha con, mong con không bị thiếu thốn tình yêu thương. Nhưng nàng đâu ngờ rằng, chính chiếc bóng đó đem đến bi kịch cho nàng sau này. Trương Sinh đã sẵn tính hay ghen, nay còn nghe lời con trẻ mà đổ oan cho vợ. Hình ảnh người đàn ông đêm nào cũng đến minh chứng cho sự ngoại tình vụng trộm, lén lút; mẹ Đản đi cũng đi, ngồi cũng ngồi thể hiện cho sự quyến luyến, gắn bó, thân mật; nhưng không bao giờ bế Đản cả thể hiện cho việc khác máu tanh lòng, không phải ruột thịt. Vì thế, chính chiếc bóng mà Vũ Nương chỉ cho con là chiếc bóng thắt nút, đem đến bi kịch của cuộc đời nàng, đẩy nàng vào nỗi oan không thể giãi bãy được, chỉ còn biết nương tựa vào ông trời. Còn chiếc bóng có tính chất gỡ nút cũng như giải oan cho Vũ Nương chính là chiếc bóng của Trương Sinh. Chàng sau khi hiểu ra tất cả, đã thấu hiểu được nỗi oan tình của vợ. Chỉ đáng tiếc là nàng cũng chẳng thể trở về nhân gian được nữa. Qua đó, ta thấy được số phận bi kịch của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến, cũng như thấy được sự tài tình trong việc xây dựng hình tượng nghệ thuật của Nguyễn Dữ.
Văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” đã để lại cho em nhiều ấn tượng và bài học sâu sắc. Thật vậy, bài học đầu tiên mà em thấy được đó là số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Họ là những người phụ nữ có số phận bất hạnh, vô định không bến bờ và phải sống phụ thuộc vào người chồng của mình. Đồng thời, họ cũng không có tiếng nói, bị đè nặng bởi các định kiến phong kiến đến nỗi chẳng thể tự giải oan cho mình. Cuối cùng, họ vẫn khó có thể tự giành cho mình được hạnh phúc, không có quyền được hưởng hạnh phúc ở nhân gian. Bài học thứ hai mà em nhận ra được đó là vẻ đẹp của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Những người phụ nữ như Vũ Nương không chỉ có tấm lòng thơm thảo dành cho gia đình nhà chồng, mà còn có đức hy sinh, tấm lòng chung thủy, trinh bạch sâu sắc. Bài học cuối cùng mà em rút ra được từ văn bản đó là hôn nhân và hạnh phúc gia đình bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố. Chỉ khi sự vun vén đến từ cả người chồng và người vợ thì mọi sự hiểu nhầm đều có thể hóa giải. Chiến tranh chia cắt cũng gây chia cắt và là nguyên nhân gián tiếp phá hoại hôn nhân con người. Đó là những bài học mà em rút ra được từ văn bản.
Trong Chuyện người con gái Nam Xương, chi tiết chiếc bóng là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc, vừa có ý nghĩa thắt nút, vừa có ý nghĩa mở nút cho câu chuyện. Đầu tiên, chiếc bóng có tính chất thắt nút chính là chiếc bóng mà Vũ Nương chỉ cho con bảo đó là cha trong quãng thời gian mà Trương Sinh đi lính. Ban đầu, xuất phát từ tình yêu thương con, Vũ Nương đã trỏ bóng mình trên vách bảo đó là cha con, mong con không bị thiếu thốn tình yêu thương. Nhưng nàng đâu ngờ rằng, chính chiếc bóng đó đem đến bi kịch cho nàng sau này. Trương Sinh đã sẵn tính hay ghen, nay còn nghe lời con trẻ mà đổ oan cho vợ. Hình ảnh người đàn ông đêm nào cũng đến minh chứng cho sự ngoại tình vụng trộm, lén lút; mẹ Đản đi cũng đi, ngồi cũng ngồi thể hiện cho sự quyến luyến, gắn bó, thân mật; nhưng không bao giờ bế Đản cả thể hiện cho việc khác máu tanh lòng, không phải ruột thịt. Vì thế, chính chiếc bóng mà Vũ Nương chỉ cho con là chiếc bóng thắt nút, đem đến bi kịch của cuộc đời nàng, đẩy nàng vào nỗi oan không thể giãi bãy được, chỉ còn biết nương tựa vào ông trời. Còn chiếc bóng có tính chất gỡ nút cũng như giải oan cho Vũ Nương chính là chiếc bóng của Trương Sinh. Chàng sau khi hiểu ra tất cả, đã thấu hiểu được nỗi oan tình của vợ. Chỉ đáng tiếc là nàng cũng chẳng thể trở về nhân gian được nữa. Qua đó, ta thấy được số phận bi kịch của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến, cũng như thấy được sự tài tình trong việc xây dựng hình tượng nghệ thuật của Nguyễn Dữ.
Văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” đã để lại cho em nhiều ấn tượng và bài học sâu sắc. Thật vậy, bài học đầu tiên mà em thấy được đó là số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Họ là những người phụ nữ có số phận bất hạnh, vô định không bến bờ và phải sống phụ thuộc vào người chồng của mình. Đồng thời, họ cũng không có tiếng nói, bị đè nặng bởi các định kiến phong kiến đến nỗi chẳng thể tự giải oan cho mình. Cuối cùng, họ vẫn khó có thể tự giành cho mình được hạnh phúc, không có quyền được hưởng hạnh phúc ở nhân gian. Bài học thứ hai mà em nhận ra được đó là vẻ đẹp của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Những người phụ nữ như Vũ Nương không chỉ có tấm lòng thơm thảo dành cho gia đình nhà chồng, mà còn có đức hy sinh, tấm lòng chung thủy, trinh bạch sâu sắc. Bài học cuối cùng mà em rút ra được từ văn bản đó là hôn nhân và hạnh phúc gia đình bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố. Chỉ khi sự vun vén đến từ cả người chồng và người vợ thì mọi sự hiểu nhầm đều có thể hóa giải. Chiến tranh chia cắt cũng gây chia cắt và là nguyên nhân gián tiếp phá hoại hôn nhân con người. Đó là những bài học mà em rút ra được từ văn bản.