Người ta nghiên cứu trong tế bào một đứa trẻ thấy có bộ NST là 44A + X. Đứa trẻ bị hội chứng gì? Nêu cơ chế hình thành và biểu hiện của hội chứng đó.

By Skylar

Người ta nghiên cứu trong tế bào một đứa trẻ thấy có bộ NST là 44A + X. Đứa trẻ bị hội chứng gì? Nêu cơ chế hình thành và biểu hiện của hội chứng đó.

0 bình luận về “Người ta nghiên cứu trong tế bào một đứa trẻ thấy có bộ NST là 44A + X. Đứa trẻ bị hội chứng gì? Nêu cơ chế hình thành và biểu hiện của hội chứng đó.”

  1. * Đứa trẻ trên bị hội chứng Tớcnơ.

    *Cơ chế hình thành:

    – Trong quá trình phát sinh giao tử cặp nhiễm sắc thể giới tính phân li không bình thường tạo giao tử có bộ nhiễm sắc thể 22A + 0.

    – Trong thụ tinh giao tử 22A + 0 kết hợp với giao tử bình thường 22A + X  tạo hợp tử có bộ nhiễm sắc thể 44A + X gây ra hội chứng Tớcnơ.

    * Biểu hiện: Bé  lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển, lúc trưởng thành không có kinh nguyệt, tử cung nhỏ, thường mất trí và không có con.

    Trả lời
  2. Dáp án:

    *Đứa trẻ này bị hội chứng tớcnơ ( OX ): Cặp NST số 23 ở nữ chỉ có 1 NST ( X )

    *Cơ chế: Một trong 2 cơ thể bố mẹ giảm phân tạo giao tử bình  thường đã sinh ra giao tử mang NST giới tính X, cơ thể còn lại giảm phân bất bình thường sinh ra giao tử không mang NST giới tính. Trong quá trình thụ tinh 2 giao tử này kết hợp với nhau đã tạo nên hợp tử OX `=>` Phát triển thành cơ thể mắc bệnh tớcnơ

      Sơ đồ cơ chế hình thành:

    – TH1: Đột biến ở cơ thể bố

    $P:♀️XX$    $×$   $♂️XY$

    $G:X$                        $O$

    $F1:OX$ ( Bệnh tớcnơ )

    – TH2: Đột biến ở cơ thể mẹ

    $P:♀️XX$    $×$   $♂️XY$

    $G:O$                       $X$

    $F1:OX $ ( Bệnh tớcnơ )

    *Biểu hiện:

    – Bệnh nhân là nữ, lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển và thường mất trí nhớ

    – Không có kinh nguyệt, tử cung nhỏ,  Vô sinh…

    Chúc bạn học tốt…

     

    Trả lời

Viết một bình luận