Người ta tiến hành hai thí nghiệm sau:
TN1: Thổi a lít CO2(đktc) vào c gam dd Ba(OH)2 20% thì thu được 0,05 mol kết tủa và dd có nồng độ của kiềm là d%.
TN2: Thổi b lít khi CO2 (đktc) vào c gam dd Ba(OH)2 20% nói trên thì cũng thu được 0,05 mol kết tủa và dd có nồng độ của muối axit là e%.
Xác định a, b, c, d, e.(Các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Biết b=7a.
– TN1: Kiềm dư => Chỉ tạo BaCO3.
CO2+ Ba(OH)2 -> BaCO3+ H2O
=> nCO2= nBaCO3= a= 0,05 mol
– TN2: Tạo muối axit và trung hoà.
nCO2= b= 7a= 0,35 mol
nCO2 (tạo muối trung hoà)= nBa(OH)2 ( tạo muối axit)= 0,05 mol
=> nCO2 (tạo muối axit)= 0,3 mol
2CO2+ Ba(OH)2 -> Ba(HCO3)2
=> nBa(OH)2 (tạo muối axit)= nBa(HCO3)2= 0,15 mol
Tổng mol Ba(OH)2= 0,2 mol
=> mBa(OH)2= 34,2g
=> c= 34,2:20%= 171g
mBa(HCO3)2= 38,85g
mdd spu= mCO2+ 171- mBaCO3= 0,35.44 +171- 0,05.197= 176,55g
=> e= $\frac{38,85.100}{176,55}$= 22%
Xét TN1:
nBa(OH)2= 0,2 mol
=> Dư 0,15 mol Ba(OH)2
mBa(OH)2= 25,65g
mdd spu= mCO2+ 171- mBaCO3= 0,05.44+ 171-0,05.197= 163,35g
=> d= $\frac{25,65.100}{163,35}$= 15,7%