Nguyên nhân và tiến trình chia cắt đất nước trong các thế kỉ XVI – XVIII như thế nào

By Hadley

Nguyên nhân và tiến trình chia cắt đất nước trong các thế kỉ XVI – XVIII như thế nào

0 bình luận về “Nguyên nhân và tiến trình chia cắt đất nước trong các thế kỉ XVI – XVIII như thế nào”

  1. Nguyên nhân:

    – Do sự tranh giành quyền lực giữa các thế lực phong kiến: Nam triều – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn.

    – Sự ngang tài, ngang sức của các thế lực phong kiến.

    Tiến trình

    – Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra Nhà Mạc – Bắc Triều.

    – Năm 1533, Nguyễn Kim với khẩu hiệu “Phù Lê diệt Mạc” cùng cựu thần nhà Lê kéo vào Thanh Hóa lập ra Nam Triều.

    – Năm 1545, Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm nắm quyền.

    – Nguyễn Hoàng lập cơ sở ở Thuận Hóa, Quảng Nam đối địch với họ Trịnh, chiến tranh quyết liệt giữa Trịnh và Nguyễn (1627-1672), không phân thắng bại, lấy sông Gianh làm giới tuyến phân chia đất nước:

    + Từ sông Gianh ra Bắc thuộc Họ Trịnh (Trịnh Tùng nắm quyền) là Đàng Ngoài (Bắc Hà), biến vua Lê thành bù nhìn.

    + Từ Sông Gianh vào Nam thuộc Họ Nguyễn là Đàng Trong (Nam Hà).

    – Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa, giành giật quyền lợi và địa vị trong phe phái phong kiến, phân chia 2 miền đất nước.

    – Sự chia cắt đất nước kéo dài cho đến cuối thế kỉ XVIII, làm cản trở sự phát triển kinh tế, gây nên hậu quả hết sức nặng nề cho đất nước.

    Trả lời

Viết một bình luận