Phân tích 2 khổ thơ đầu của bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên

By Kinsley

Phân tích 2 khổ thơ đầu của bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên

0 bình luận về “Phân tích 2 khổ thơ đầu của bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên”

  1. 1. Mở bài

    Giới thiệu tác giả Vũ Đình Liên, bài thơ Ông đồ và khổ thơ 1,2.

    Lưu ý: học sinh hình thành mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

    2. Thân bài

    a. Khổ thơ 1

    Khung cảnh: mùa xuân về, hoa đào nở, ông đồ bày mực tàu giấy đỏ trên phố tấp nập.

    “Mỗi, lại” thể hiện sự lặp đi lặp lại, luân phiên như một lẽ thường tình của cuộc sống.

    → Một nét văn hóa truyền thống từ lâu đời của nhân dân ta được lưu giữ và trân trọng mỗi dịp tết đến xuân về. Trước sự nhộn nhịp của không gian ngày tết, hình ảnh ông đồ và cảnh viết chữ trở thành một đặc trưng không thể thiếu.

    → Tầm quan trọng của nhân vật ông đồ trong đời sống văn hóa của con người mỗi dịp tết đến xuân về.

    b. Khổ thơ 2

    “Bao nhiêu người thuê viết”: thể hiện sự đông đúc, tấp nập, hào hứng của con người trước cảnh viết chữ của ông đồ.

    Tài năng viết chữ của ông đồ được mọi người ngưỡng mộ, tấm tắc khen ngợi và kính trọng. Khung cảnh cho chữ hiện lên trước mắt bạn đọc vô cùng nhộn nhịp, tấp nập, hào hứng và vui vẻ.

    Nét chữ của ông đồ được người đời tấm tắc khen ngợi “như phương múa rồng bay” thể hiện niềm tin yêu, sự hi vọng của con người vào một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự tốt đẹp.

    → Khổ thơ lột tả sự ngưỡng mộ, bái phục của con người trước tài năng viết chữ của ông đồ đồng thời thể hiện niềm hi vọng của con người về một năm mới tốt lành.

    3. Kết bài

    Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của 2 đoạn thơ đồng thời rút ra bài học và liên hệ thực tiễn.

    Trả lời

Viết một bình luận