Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “”Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy mẹ.Thoạt tiên là sự n

By Sarah

Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“”Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy mẹ.Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư? Tôi nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh: “Anh trai tôi”. Vậy mà dưới mắt tôi thì…….
– Con đã nhận ra con chưa? – Mẹ vẫn hồi hộp.
Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng:
– Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy!”
(Ngữ văn 6- tập 2, trang 33)
Câu 1: Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản em vừa tìm được?
Câu 3: Chỉ ra những từ ngữ diễn tả tâm trạng của nhân vật “tôi” khi đứng trước bức tranh em gái vẽ mình. Giải thích vì sao nhân vật “tôi” có tâm trạng như vậy?
Câu 4: Tìm các phó từ trong đoạn văn trên? Các phó từ ấy bổ sung ý nghĩa cho các động từ/ tình từ nào và bổ sung ý nghĩa gì?

0 bình luận về “Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “”Tôi giật sững người. Chẳng hiểu sao tôi phải bám chặt lấy mẹ.Thoạt tiên là sự n”

  1.                                                                    Bài làm 

                       Phần I :

                 Câu 1 : Đoạn văn trích trong văn bản ” Bức tranh của em gái tôi “

                             Tác giả : Tạ Duy Anh

                 Câu 2 : Phương thức biểu đạt chính là ” Biểu cảm + Tự sự ” 

                 Câu 3 : Diễn biến tâm trạng của nhân vật tôi trong đoạn văn :

    + Sững sờ

    + Thoạt tiên ngỡ ngàng

    + Hãnh diện , xấu hổ

                        Giải thích : Cậu ngỡ ngàng , bất ngờ với suy nghĩ của em gái về mình . Qua bàn tay hội hoạ tinh hoa và tâm hồn ngây thơ , trong sáng của người em làm cho cậu anh xấu hổ về việc làm của mình , nhận ra phần hạn chế của bản thân . 

                    Câu 4 : Các phó từ trong đoạn văn trên :

    +Không `->` bổ sung ý nghĩa cho từ ” trả lời “

                   `=>` Chỉ sự phủ định

    + Sẽ `->` bổ sung ý nghĩa cho từ ” nói rằng “

                    `=>` Chỉ thời gian

    + Quá `->` bổ sung ý nghĩa cho từ ” quá “

                     `=>` Chỉ mức độ

    + Đã `->` bổ sung ý nghĩa cho từ ” nhận ra “

                      `=>` Chỉ thời gian

                                                          `#“c“h“i“c“o“n“g“2“8“3“k`

     

    Trả lời
  2. Phần 1:

    Câu 1:

    Đoạn văn trích trong văn bản “Bức tranh của em gái tôi”

    – Tác giả Tạ Duy Anh.

    Câu 2:

    PTBĐ chính: Biểu cảm + Tự sự

    Câu 3:

    Từ ngữ diễn tả tâm trạng của nhân vật “tôi”

    Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ.

    – Giật sững

    => Giair thích: vì nhân vật đó đã ngỡ ngàng do không ngờ em gái lại vẽ mình, hãnh diện vì mình đẹp đến như thế xấu hổ vì đã ghen ghét, đố kỵ với em gái của mình.

    Câu 4: 

    Các phó từ có trong đoạn văn trên: Không, sẽ, quá, đã, 

    Không -> chỉ sự phủ định.

    Sẽ -> chỉ thời gian. Bổ sung cho danh từ “nói”

    Qúa -> Chỉ mức độ.

    đã -> Chỉ thời gian. Bổ sung động từ “nhận ra”

    Trả lời

Viết một bình luận