Viết đoạn văn phân tích về bài ” Tức cảnh Pác Bó”. ĐOẠN VĂN nha, bài văn tui ko chịu đâu á T^T. Hứa vote 5 sao

By Genesis

Viết đoạn văn phân tích về bài ” Tức cảnh Pác Bó”. ĐOẠN VĂN nha, bài văn tui ko chịu đâu á T^T. Hứa vote 5 sao

0 bình luận về “Viết đoạn văn phân tích về bài ” Tức cảnh Pác Bó”. ĐOẠN VĂN nha, bài văn tui ko chịu đâu á T^T. Hứa vote 5 sao”

  1. Bác đã từng nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, một ham muốn tột bậc là làm sao cho dân ta ai cũng được cơm ăn áo mặc ai cũng được học hành”. Chính bởi hoài bão ấy mà trong khoảng thời gian hoạt động cách mạng, cho dù gian khổ đến đâu Bác cũng vượt qua. Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” chính là một minh chứng như vậy. Tác phẩm không chỉ nói lên cuộc sống khó khăn vất vả mà còn cho người đọc cảm nhận được tinh thần lạc quan, yêu đời. Tuy thiếu thốn về vật chất nhưng tâm hồn Bác vẫn tràn đầy tình yêu thiên nhiên và lòng tin vào tương lai tươi sáng.

    “Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
    Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.
    Bàn đá chông chênh, dịch sử Đảng,
    Cuộc đời cách mạng thật là sang.”

    Sau gần ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, tháng 2 năm 1941, Bác trở về Tổ quốc trực tiếp lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc. Khi đó Bác đã sống và làm việc trong hoàn cảnh vô cùng gian khổ: trong hang Pác Bó – một hang núi nhỏ thuộc huyện Hà Giang, tỉnh Cao Bằng. Vậy mà đối với Bác đó dường như chẳng hề chi, vẫn phong thái ung dung, ẩn sâu bên trong đó là một ý chí và lòng yêu nước mãnh liệt:

    “Sáng ra bờ suối, tối vào hang”

    Câu thơ mang âm hưởng nhịp nhàng mà hài hoà, nề nếp. Giống như một thói quen thường ngày của Bác vậy, phong cách sống và làm việc của Bác được diễn ra chỉ với 1 câu thơ: cứ như thường lệ, vào mỗi buổi sáng Bác lại ra bờ suối làm việc cùng với tiếng suối róc rách chảy, với phiến đá gần đó, Người giao hoà tâm hồn mình với thiên nhiên, không giống như những vị hiền triết ngày xưa mà Người luôn tập trung suy nghĩ lo cho dân cho nước. Và đến tối là quãng thời gian mà người được nghỉ ngơi. Mọi thứ đều rất dung dị bình yên không có chuyện gì vậy, nhưng đâu ai biết rằng tiết trời miền núi, rét mướt như vậy mà Bác phải làm việc trong cái hang nhỏ ẩm ướt vậy mà Bác đâu có quan tâm đến chúng. Câu thơ đầu thể hiện thái độ hào hứng, hòa mình cùng khung cảnh thiên nhiên đất trời.

    Đến câu thơ tiếp theo, câu thơ thứ hai, miêu tả bữa ăn thiếu thốn mà đạm bạc của Người:

    “Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng”

    Đây là những món ăn có sẵn và dễ kiếm nơi núi rừng Pác Bó. Chẳng phải những món ăn sơn hào hải vị mà chỉ là “cháo bẹ, rau măng”, Người đều hài lòng với cuộc sống nơi đây. Từ “sẵn sàng” phải chăng thể hiện tinh thần cách mạng của Người hay cũng chính là để nói lên những món ăn thanh đạm nơi núi rừng luôn sẵn có để phục vụ Bác? Dù là gì đi nữa, câu thơ cũng mang đến cho người đọc cảm giác hóm hỉnh của vị cha già dân tộc. Người không than vãn mà chấp nhận cuộc sống như một lẽ tự nhiên.

    Nếu như câu thơ thứ nhất về thói quen sinh hoạt, câu thơ thứ hai miêu tả những bữa ăn hàng ngày thì đến câu thơ thứ ba là hình ảnh Người đang làm việc:

    “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”

    Chẳng phải là một chiếc bàn ghế nghiêm chỉnh, thoải mái mà là hình ảnh vị lãnh tụ đặt cuốn sử lên trên một phiến đá, ngồi tập trung nghiên cứu đường lối cách mạng. Cách gieo vần bằng “ang” gợi cảm giác mở ra và vang xa, đồng thời mang đến cảm giác vững vàng và khoáng đạt cho bài thơ. Hai chữ “chông chênh” là từ láy tạo hình kết hợp với những từ mang vần chắc “dịch sử Đảng” thật khoẻ như mang đến sự cân bằng cho câu thơ. Thật thú vị chủ thể giữa bức tranh chính là nhà thơ chứ không phải thiên nhiên. Nhà thơ sống hoà hợp với thiên nhiên chính là một chiến sĩ cách mạng vĩ đại. Đằng sau hình ảnh Bác đang ngồi dịch sử Đảng còn là hình tượng của vị lãnh tụ vĩ đại, của dân tộc Việt Nam.

    Tuy nơi đây, điều kiện vật chất còn khó khăn, thiếu thốn, cuộc sống còn vất vả cực khổ nhưng tinh thần ý chí của Bác luôn vững vàng:

    “Cuộc đời cách mạng thật là sang”

    Chẳng cần đến những vật chất xa hoa, đủ đầy tiện nghi, Bác chỉ cần có vậy cuộc sống giản dị mà đôi phần khắc khổ. Nhưng mọi việc đó đâu ngăn cản được một tinh thần thép, một ý chí kiên cường và tình yêu thương cho dân cho nước. Ba câu thơ đầu là hình ảnh nơi Pác Bó – nơi Bác đã sống để hoạt động cách mạng, với bao điều cực khổ nhưng đối với Người như vậy đã đủ đầy lắm rồi. Từ “sang” cuối bài thơ đã làm nổi bật ý nghĩa của toàn bài. Đó chính là một nhãn tự của bài thơ thất ngôn này. Không chỉ mang đến cho người đọc niềm tin niềm tự hào về tương lai phía trước mà còn cho thấy sự tích cực lạc quan của Người.

    Thơ của Bác vừa giản dị song vô cùng hàm súc, vừa hoà hợp với thiên nhiên nhưng luôn gắn liền với nhiệm vụ cách mạng. Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” vừa mang màu sắc cổ điển lại vừa thể hiện tinh thần thời đại mang đầy ý chí, niềm tin và sự lạc quan của Người. Chính nó đã khiến chúng ta càng cảm phục hơn về Bác và hiểu rõ hơn vị Cha già của dân tộc.

    Trả lời
  2. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Bác để lại trong ta những ấn tượng sâu sắc. Hai câu thơ đầu của bài là tình cảnh của Người nơi núi rừng Việt Bắc. Đó là cuộc sống có thể nói là thiếu thốn về nhiều thứ. Nơi ở của Người là hang, sinh hoạt đơn giản chỉ là “sáng ra bờ suối, tối vào hang”. Đến thức ăn của Người cũng bình dị, mộc mạc. Món ăn cháo bẹ, rau măng là hai hình ảnh liệt kê cho ta hiểu hơn về khó nhọc của Người nơi núi rừng hoang vu. Vậy mà lời thơ lại đầy hóm hỉnh “vẫn sẵn sàng”. Quả thực, Bác vẫn luôn lạc quan, tin tưởng vào cuộc sống dẫu khốn khó. Ngay cả bàn đá- nơi làm việc với bao thử thách ấy mà Bác vấn thấy vui, vẫn làm nhiệm vụ Cách mạng lớn lao thì chẳng có gì mà Người không thể vượt qua. Câu kết của bài thơ cũng là sự thể hiện, bộc lộ một niềm vui Cách mạng, niềm vui sướng của con người lạc quan. Cuộc đời cách mạng sang vì sự hòa nhập của Người với thiên nhiên, sang vì vượt lên hoàn cảnh. Chọn một hình thức thơ thất ngôn tứ tuyệt với những câu thơ mộc mạc, thơ Bác đi vào lòng ta và chứa chan bao cảm xúc. Niềm vui, tinh thần lạc quan trong bài thơ truyền vào người đọc và giúp ta thấy được cuộc đời này đẹp và ý nghĩa biết mấy vì có Bác, người cha, người Bác, người anh của cả dân tộc. 

    Trả lời

Viết một bình luận