so sánh giữa bản vẽ lắp và bản vẽ chi tiết về nội dung trình tự đọc??? giúp mình với nha các bạn mai mình kiểm tra nếu có chép thì đừng ghi dài quá MÔ

By Ximena

so sánh giữa bản vẽ lắp và bản vẽ chi tiết về nội dung trình tự đọc???
giúp mình với nha các bạn mai mình kiểm tra nếu có chép thì đừng ghi dài quá MÔN CÔNG NGHỆ NHA

0 bình luận về “so sánh giữa bản vẽ lắp và bản vẽ chi tiết về nội dung trình tự đọc??? giúp mình với nha các bạn mai mình kiểm tra nếu có chép thì đừng ghi dài quá MÔ”

  1. Giống nhau + Đều là bản vẽ kĩ thuật

                        + Đều có các hình biểu diễn các kích thước và khung tên

    – Khác nhau: +Bản vẽ chi tiết có yêu cầu kĩ thuật và chỉ biễu diễn 1 chi tiết.

                          +bản vẽ lắp có bảng kê và biễu diễn được nhiều chi tiết.

    Trả lời
  2. Giống nhau:

    Đọc bản vẽ lắp và bản vẽ chi tiết thường theo trình tự nhất định.

    Đọc bản vẽ sẽ biết được thông tin về hình dạng kích thước của chi tiết, sản phẩm, và các yêu cầu kỹ thuật.

    Khác nhau:

    +) Đọc bản vẽ lắp là biết thông tin về sản phẩm nhiều chi tiết ghép lại với nhau, còn đọc bản vẽ chi tiết là biết 1 phần chi tiết của sản phẩm.

    Bản vẽ lắp: sẽ biết được hình dạng, kết cấu của sản phẩm và vị trí tương quan giữa các chi tiết của sản phẩm.

    Đọc bản vẽ lắp trình tự như sau:

    1. Đọc nội dung trong khung tên (tên sản phẩm, tỉ lệ, vật liệu)

    2. Đọc bảng kê (tên gọi chi tiết, số lượng chi tiết)

    3. Đọc hình biểu diễn (phân tích hình chiếu, hình cắt)

    4. Đọc phân tích kích thước (Kích thước chung, kích thước các phần của chi tiết, kích thước lắp giữa các chi tiết, kích thước xác định khoảng cách giữa các chi tiết)

    5. Phân tích chi tiết (vị trí của các chi tiết)

    6. Tổng hợp (trình tự tháo, lắp, công dụng của sản phẩm)

    Bản vẽ chi tiết sẽ biết hình dạng, kích thước và các yêu cầu kỹ thuật của chi tiết.

    +) Trình tự đọc của bản vẽ chi tiết như sau:

    1. Đọc nội dung trong khung tên (tên sản phẩm, tỉ lệ, vật liệu)

    2. Đọc hình biểu diễn (phân tích hình chiếu, hình cắt)

    3. Đọc phân tích kích thước (Kích thước chung, kích thước các phần của chi tiết, kích thước lắp giữa các chi tiết, kích thước xác định khoảng cách giữa các chi tiết)

    4. Yêu cầu kỹ thuật (gia công, xử lí bề mặt như thế nào?)

    5. Tổng hợp (mô tả hình dạng, cấu tạo của chi tiết và công dụng của chi tiết).

    Trả lời

Viết một bình luận