Sự phát triển văn hóa giáo dục thời Lê sơ ? – văn hóa – giáo dục – cuộc ngữ

By Alexandra

Sự phát triển văn hóa giáo dục thời Lê sơ ?
– văn hóa
– giáo dục
– cuộc ngữ

0 bình luận về “Sự phát triển văn hóa giáo dục thời Lê sơ ? – văn hóa – giáo dục – cuộc ngữ”

  1.  Những thành tựu về văn hóa:

    – Văn học:

    + Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển. Có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…

    + Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.

    – Sử học: có nhiều tác phẩm như: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục,…

    – Địa lí: có Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.

    – Y học:  Bản thảo thực vật toát yếu.

    – Toán học:  Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.

    – Nghệ thuật sân khấu như ca, múa, nhạc, chèo, tuồng được phục hồi nhanh chóng và phát triển, nhất là chèo, tuồng.

    – Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: mang nhiều nét đặc sắc. Biểu hiện ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa). Điêu khắc thời Lê Sơ có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.

    * Những thành tựu về giáo dục, khoa cử:

    – Nội dung thi cử là các sách của đạo Nho.

    Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học, mở khoa thi. Nội dung học tập thi cử là sách của đạo Nho. Một năm tổ chức ba kì thi: Hương – Hội – Đình.

    => Giáo dục phát triển đào tạo được nhiều nhân tài.

    Trả lời
  2. – văn hóa: Văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế; văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng. Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.

    – giáo dục: Thời Lê sơ tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 Tiến sỹ và 20 Trạng nguyên.

    – chữ quốc ngữ: Dùng chữ cái La-tinh ghi âm tiêng việt và trả thành chữ  quốc ngữ

    Trả lời

Viết một bình luận