Suy nghĩ của em về truyện ngắn “chiếc lược ngà” của nguyễn quang sáng.
Hộ mình với ạ cần gấp bài tự làm không sao chép trên gg????cảm ơn ạ
Suy nghĩ của em về truyện ngắn “chiếc lược ngà” của nguyễn quang sáng.
Hộ mình với ạ cần gấp bài tự làm không sao chép trên gg????cảm ơn ạ
Trong bất kì hoàn cảnh nào tình cảm gia đình luôn gắn bó không thể nao tách rời. Và trong chiến tranh thì tình cảm đó càng được thể hiện sâu sắc. Ta có thể thấy được tình cảm này qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
Ông Sáu rất buồn khi phải xa gia đình của mình nhưng vì nền độc lập của đất nước nên ông Sáu đã quyết định tham gia kháng chiến. Ông Sáu thoát li đi KC khi chưa biết mặt con gái.
Tám năm sau, trong một lần về thăm nhà trươc khi nhận công tác mới, ông Sáu đc gặp con. Việc trở lại gia đình sau từng ấy năm xa cách không có gì là đặc biệt cả. Nhưng cuộc chiến tranh quá dài đã tạo một tình huống mà chinh người cán bộ già dặn là ông Sáu cũng không thễ nào ngờ: đứa con gái mà ngày đêm ông mong nhớ đã không nhận ra ông. Tình huống này giống như một nhát cắt vào mối tình phụ tử. Chiến tranh, bom đạn đã cướp đi người cha của bé Thu – ông Sáu.
Ông Sáu cũng như bao ngươi dân Việt Nam khác đều nghĩ rằng:một khi chưa có độc lập thì gia đình của ông cũng chưa đc hạnh phúc.
Còn đối với bé Thu, nó đã ngộ nhận ông Sáu không phải là cha, nó lạnh nhạt, dửng dưng. Ba ngày ở nhà với ông Sáu như một thử thách với lòng kiên nhẫn. Khi ông càng cố làm thân với con thì bé Thu lại càng tỏ thái độ ngang ngạnh hỗn xược. Đứa trẻ thơ ngây ấy dành hết lòng yêu thương đối với người cha trong tấm ảnh chụp chung với má nó mà không co vết sẹo một cách dữ dằn như người nhận làm cha nó.
Bé Thu đột ngột thay đổi thái đô. Khi nó bắt đầu nhận ra ông Sáu chính là người cha mà nó hằng mong nhớ. Nhưng khi nó hiểu ra thì thời gian không còn nữa. Trong cái giây phút không ai ngờ nhất thì nó đã gọi tiếng: “Ba..” _tiếng gọi nó mà nó đã đè nén bao lâu nay. Hóa ra chính thái độ ương ngạnh có phần hỗn xược của Thu lại là tình yêu thương ba sâu sắc; tình cảm bền chắc này đã được bé Thu thể hiện rất đỗi hồn nhiên.
Phải xa con nên ông Sáu nhớ con da diết, ngày nào ông cũng ngắm đứa con gái qua tấm hình. Cho đến ngày đc trở về thì ông không kìm nổi cảm xúc, ông đã lao nhanh lên bờ, vừa chạy vừa gọi con. Tiếng gọi mà ông Sáu đã chờ 8 năm xa cách quá đau đớn vừa chứa đầy tình yêu thương. Vì thương con nên ông rất đau khổ trước sự lạnh lùng của con, nhưng ông vẫn cố làm thân, chăm sóc và mong con hiểu ra. Khi không kìm chế đc đến nỗi thất vọng ông đã đánh con để rồi ân hận mãi mãi.
Ông Sáu đã rất hạnh phúc khi đc nghe Thu gọi ba, sau 3 ngày phải chịu đựng sự lạnh nhạt của người con thì bây giờ, điều đó đã được bù đắp bằng tình yêu thương của bé Thu đã danh cho ông trước khi lên đường.
Xa con ông dồn hết tâm trì vào làm chiếc lược ngà và tẩn mẩn khắc từng nét “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”, ông khắc chiếc lước bằng cả tấm lòng,bằng tất cả nỗi nhớ, tình yêu thương của ông dành cho bé Thu.
Nhưng thật không may, bom đạn, chiến tranh một lần nữa lại mang ông đi, đi xa mãi mãi. Ông đã tập trung nốt chút sức lực cuối cùng của mình trao cây lược cho người bạn nhờ đưa cho con gái ông.
Câu chuyện với những tình huống éo le mà cảm động và diễn biến tâm trạng nhân vật phực tạp được miêu tả hết sứ tinh tế đã khiến người đọc rung động trước phụ tử của ông Sáu và bé Thu.