tại sao kinh tế mĩ phát triển nhanh chóng trong 30 năm cuối thế kỉ 19

By Daisy

tại sao kinh tế mĩ phát triển nhanh chóng trong 30 năm cuối thế kỉ 19

0 bình luận về “tại sao kinh tế mĩ phát triển nhanh chóng trong 30 năm cuối thế kỉ 19”

  1. Kinh tế Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX phát triển vượt bậc, vì:

    – Nước Mĩ có điều kiện thiên nhiên thuận lợi (đất đai rộng lớn, màu mỡ), kết hợp với phương thức canh tác hiện đại (chuyên canh, sử dụng máy móc và phân bón).

    – Có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú: mỏ vàng, mỏ dầu,…

    – Có nguồn lao động dồi dào, tay nghề cao luôn được bổ sung bởi luồng người nhập cư.

    – Tiếp thu được nhiều thành tựu khoa học – kĩ thuật mới.

    – Sự tập trung sản xuất và tư bản ở Mĩ diễn ra mạnh mẽ.

    – Mĩ lợi dụng chiến tranh giữa các nước, bán vũ khí, thu về lợi nhuận cao.

    – Nhà cầm quyền Mĩ đưa ra những chính sách phát triển kinh tế đúng đắn và phù hợp với tình hình nước Mĩ.

     

    Trả lời
  2.  Cuối thế kỉ XIX, Mĩ là nước có nền kinh tế phát triển trong số các nước công nghiệp tiên tiến.

    + Trong 30 năm (1865 – 1894), Mĩ từ hàng thứ tư vươn lên hàng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, bằng 1/2 tổng sản lượng các nước Tây Âu và gấp 2 lần nước Anh.

    + Sản xuất gang, thép, máy móc… chiếm vị trí hàng đầu thế giới.

    + Năm 1913, sản lượng gang, thép của Mĩ vượt Đức 2 lần, vượt Anh 4 lần; than gấp 2 lần Anh và Pháp gộp lại. Độ dài đường sắt của Mĩ vượt tổng chiều dài đường sắt Tây Âu.

    – Nông nghiệp cũng đạt được những thành tựu đáng kể.

    + Nhờ điều kiện thiên nhiên thuận lợi (đất đai rộng và màu mỡ) kết hợp với phương thức canh tác hiện đại (chuyên canh, sử dụng máy móc và phân bón), Mĩ đã trở thành vựa lúa và nơi cung cấp thực phẩm cho châu Âu.

    + Từ năm 1860 – 1900, sản lượng lúa mì tăng 4 lần, ngô 3,5 lần, lúa mạch 5,5 lần; giá trị nông sản xuất khẩu tăng gần 4 lần. Cuối thế kỉ XIX, Mĩ bán 9/10 bông, 1/4 lúa mạch trên thị trường thế giới. Mĩ cũng là nước cung cấp nhiều thịt, bơ và lúa mì nhất.

    + Mĩ có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú (đặc biệt là mỏ vàng, mỏ dầu lửa); có nguồn lao động dồi dào, tay nghề cao luôn được bổ sung bởi luồng người nhập cư, tiếp thu được nhiều thành tựu khoa học – kĩ thuật mới.

    – Sự cạnh tranh gay gắt trong sản xuất công nghiệp và những cuộc khủng hoảng kinh tế chu kì đã thúc đẩy mạnh mẽ sự tập trung sản xuất và tư bản của Mĩ. Các nhà tư bản lớn liên minh với nhau thành những tơrớt.

    + “Công ti thép Mĩ” của Moóc-gân thành lập năm 1903 kiểm soát 60% ngành công nghiệp thép, 60% việc khai thác quặng đồng, 66% việc sản xuất thép tấm và 50% thép thành phẩm…

    + Tơrớt dầu lửa “Stan-đa” của Rốc-phe-lơ kiểm soát 90% ngành sản xuất dầu với 7 vạn km ống dẫn dầu, hàng trăm tàu đi biển và kho hàng ở trong và ngoài nước… Hai tập đoàn trên còn lũng đoạn ngành ngân hàng ở Mĩ, nắm trong tay 1/3 toàn bộ của cải nước Mĩ.

    – Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, Mĩ đã vươn lên thành nước phát triển ngoại thương và xuất khẩu tư bản. Thị trường đầu tư và buôn bán của Mĩ là Ca-na-đa, các nước ở vùng biển Ca-ri-bê, Trung Mĩ và một số nước châu Á.

    Chúc bạn học tốt!

    Trả lời

Viết một bình luận