Tại sao Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành nước thuộc địa CM Tân Hợi và Duy Tân Minh Trị có điểm gì giống nhau

By Audrey

Tại sao Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành nước thuộc địa
CM Tân Hợi và Duy Tân Minh Trị có điểm gì giống nhau

0 bình luận về “Tại sao Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành nước thuộc địa CM Tân Hợi và Duy Tân Minh Trị có điểm gì giống nhau”

  1. Bởi vì 

    Thiên Hoàng Minh Trị tiến hành hàng loạt cuộc cải cách

    Nội dung cải cách Minh Trị:

    Tháng 1-1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị (May-gi) đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hâu.

    – Về chính trị :

         + Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới, thực hiện bình đẳng ban bố quyền tự do.

         + Ban hành Hiến pháp 1889.

    – Về kinh tế:

         + Thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, xoá bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến.

         + Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn.

         + Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống, phục vụ giao thông liên lạc.

    – Về quân sự:

         + Được tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây.

         + Chế độ nghĩa vụ quân sự thay cho chế độ trưng binh.

         + Chú trọng đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí đạn dược.

    – Về giáo dục:

         + Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc.

         + Chú trọng nội dung khoa học- kỹ thuật trong chương trình giảng dạy…

         + Cử những học sinh giỏi đi du học phương Tây …

    * Tính chất – ý nghĩa:

    – Cải cách Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.

    -Nhật thoát khỏi số phận bị các nước tư bản phương Tây xâm lược.

    So sánh 

    Duy Tân Minh Trị ***** Tân Hợi
    +Do Nhật hòang ***** +Do Tôn Trung Sơn
    +Việc làm MT:Giao quyền lực cho tư bản ****** +Việc làmTH:Lật đổ pkiến và tư bản
    +Mục đích MT :Thúc đẩy Nhật trở thành đế quốc***** +Mục đích TH :Đưa Trung Quốc thoát khỏi chế độ pk và tư bản
    +Kết quả MT :trở thành nước đế quốc hùng mạnh***** +Kết quả TH :pk sụp đổ nhưng chính quyền vào tay tư sản

    Trả lời

Viết một bình luận