Tam giác ABC đều. Gọi D,E,F là 3 điểm lần lượt nằm trên các cạnh AB, BC, CA sao cho AD=BE=CF a) Chứng minh rằng tam giác EFD là tam giác đều. b) Gọi

Tam giác ABC đều. Gọi D,E,F là 3 điểm lần lượt nằm trên các cạnh AB, BC, CA sao cho AD=BE=CF
a) Chứng minh rằng tam giác EFD là tam giác đều.
b) Gọi M, N, K là 3 điểm lần lượt nằm trên các tia đối của các tia AB, BC,CA sao cho .AM=BN=CK Chứng minh tam giác MNK là tam giác đều.

0 bình luận về “Tam giác ABC đều. Gọi D,E,F là 3 điểm lần lượt nằm trên các cạnh AB, BC, CA sao cho AD=BE=CF a) Chứng minh rằng tam giác EFD là tam giác đều. b) Gọi”

  1. #Keylinnn:3

     

    Giải thích các bước giải:

    Bạn tự vẽ hình nhé ^^ 

    Có ΔABC đều ⇒ góc A = góc B = góc C = 60°

    Có AB = AC ( ΔABC đều ) mà AD = CF ⇒ AB – AD = AC – CF

    ⇒ BD = AF

    Xét ΔEBD và ΔDAF có

    BD = AF ( cmt )

    Góc EBD = góc DAF = 60° ( cmt )

    BE = AD ( gt )

    ⇒ ΔEBD =  ΔDAF ( c-g-c )

    ⇒ DE = DF ( hai cạnh tương ứng )

    CMTT: ΔADF = ΔCFE ⇒ DF = EF ( hai cạnh tương ứng )

    ⇒ DE = DF = EF ⇒ ΔDEF đều

    b. ΔCNK và ΔAKM có: CN = AK ( do AC = BC ; NB = CK ⇒ BC + NB = AC + CK ⇒ CN = AK )

    Góc NCK = góc KAM ( do góc NCK = 180° – góc ACB; góc KAM = 180° – góc BAC mà góc BAC = góc ACB do ΔABC đều ⇒ góc NCK = góc KAM)

    CK = AM ( gt ) 

    ⇒ ΔCNK = ΔAKM (c -g-c )

    ⇒ NK = KM

    CMTT ta cũng có: NM = NK

    ⇒ NK = NM = KM

    ⇒ ΔMNK đều 

    # Chúc bạn học tốt ! :3

    Bình luận
  2. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    a,Ta có: $ΔABC$ đều

    ⇒$\widehat{A}=$$\widehat{B}=$$\widehat{C}=60^o$ (t/c tam giác đều)

    ⇒$AB = AC$

     $AD = CF$ 

    ⇒$AB – AD = AC – CF$

    ⇒$BD = AF$

    Xét $ΔEBD$ và $ΔDAF$ có:

    $BD = AF$ 

    $\widehat{EBD}=$$\widehat{DAF}=60^o$ 

    $BE = AD$

    ⇒ $ΔEBD =  ΔDAF$ $( c-g-c )$

    ⇒ $DE = DF$ ( 2 cạnh tương ứng ) (đpcm)

    ⇒$\widehat{EDB}=$$\widehat{DFA}$ (2 góc tương ứng)

    Xét $ΔADF$  và $ΔCFE$ có:

    $AD=CF$

    $\widehat{AFD}=$$\widehat{CFE}$ 

    $\widehat{ADF}=$$\widehat{CFE}$

    ⇒$DF = EF$ (2 cạnh tương ứng )

    Mà $DE=DF$ (cmt)

    ⇒ $DE = DF = EF$

    ⇒ $ΔDEF$ đều

    b.

    Ta có:$AC=BC;NB=CK$

    ⇒$NB+BC=AC+CK$

    ⇒$CN=AK$

    Ta lại có:$\widehat{NCK}+$$\widehat{ACB}=180^o$ (2 góc kề bù)

    $\widehat{BAC}+$$\widehat{KAM}=180^o$ (2 góc tương ứng)

    Mà $\widehat{BAC}=$$\widehat{ACB}$

    ⇒$\widehat{NCK}=$$\widehat{KAM}$

    Xét $ΔCNK$ và $ΔAKM$ có:

    $CN = AK$ (cmt)

    $\widehat{NCK}=$$\widehat{KAM}$ (cmt)

    $CK = AM$

    ⇒ $ΔCNK = ΔAKM$ (c -g-c )

    ⇒ $NK = KM$ (2 cạnh tương ứng)

    Mà $NM = NK$ (tự chứng minh)

    ⇒ $NK = NM = KM$

    ⇒ $ΔMNK$ đều 

    @hoangminhledoan

    Bình luận

Viết một bình luận