Thất tình lục dục nghĩa là gì trong đạo Phật?

Thất tình lục dục là một trong những cụm từ mà chúng ta hay nghe nhiều trong cuộc sống. Đặc biệt là ở những buổi giảng thuyết phật pháp,…liên quan đến đạo Phật. Vậy thất tình lục dục nghĩa là gì, chúng ta sẽ cùng khám phá chi tiết hơn trong bài viết dưới đây của mTrend.

Thất tình lục dục nghĩa là gì?

Trong cuộc sống, ai cũng thể hiện cảm xúc ra bên ngoài. Sự khác nhau ở đây là nhiều hay ít, rõ ràng hay không rõ ràng. Những cảm xúc đó theo Phật giáo là vướng vào Thất tình lục dục. Để hiểu cặn kẽ thất tình lục dục nghĩa là gì, chúng ta sẽ cùng khám phá Thất tình là gì và Lục dục là gì.

Xem thêm: >>>> Xuân Cung Họa là gì, những hình ảnh ái tình không thể bỏ qua?

Hình 1: Thất tình lục dục là cụm từ được nhắc đến nhiều trong đạo Phật
Hình 1: Thất tình lục dục là cụm từ được nhắc đến nhiều trong đạo Phật

Thất tình là gì?

Thất tình trong đạo Phật diễn ra theo 7 loại cảm xúc tâm lý, đó chính là Hỷ, Nộ, Ai, Lạc, Ái, Ố, Dục.Những cảm xúc này được thể hiện qua nét mặt, ánh mắt, hành động, lời nói,… Bây giờ, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về 7 loại cảm xúc cụ thể này để hiểu về hơn về thất tình lục dục nghĩa là gì.

  • Hỷ (Vui mừng): Đây là trạng thái vui vẻ, phấn khởi của con người khi đạt được điều gì đó mình mong muốn. Sự vui mừng được thể hiện qua nét mặt, ánh mắt, nụ cười,…
  • Nộ (Tức giận): Diễn tả sự tức giận, bực bội khi gặp vấn đề gì không hài lòng trong cuộc sống. Sự tức giận còn do chính những lời xúc phạm của người khác đối với bản thân.
  • Ai (Nỗi buồn): Thể hiện cảm xúc buồn bả, trống trãi, cô đơn trong các hoàn cảnh. Điều này khiến bản thân cảm thấy ngột ngạt, nỗi bi ai thường trực từ lâu trong lòng.
  • Lạc (Niềm vui): Trạng thái chỉ bản thân đang hạnh phúc, tự do tự tại, không rào cản, không giận hờn, suy nghĩ vẫn vơ. Bản thân cảm thấy an yên tự tại trong hành trình cuộc sống.
  • Ái (Tình yêu): Đây là từ nói về tình yêu, tình cảm giúp bản thân thăng hóa trong cảm xúc, đồng điệu hài hòa.
  • Ố (Ghét bỏ): Trạng thái này chỉ sự không thích, thậm chí ghét bỏ những sự vật, hiện tượng không làm hài lòng bản thân. Đôi khi Ố cũng phát sinh từ tâm lý ganh tỵ, tự tin mặc cảm.
  • Dục (Dục vọng): Chỉ sự thèm muốn, khát khao về sắc dục, tiền tài, danh vọng, quyền lợi, địa vị,.. Dục vọng của bản thân khiến bạn luôn muốn tìm mọi cách để chiếm đoạt lấy.
Hình 2: “Thất tình” trong đạo Phật là 7 loại cảm xúc của con người
Hình 2: “Thất tình” trong đạo Phật là 7 loại cảm xúc của con người

Lục dục là gì?

Lục dục được chia thành “Thân dục” và “Lục Trần”. Chúng ta cùng tìm hiểu về Lục dục để giải đáp được câu hỏi Thất tịch lục dục nghĩa là gì bạn nhé.

Đối với “Thân dục”:

  • Sắc dục: Chỉ vẻ đẹp của người khác làm bạn mê đắm, ham muốn.
  • Hình mạo dục: Chỉ sở mê đắm về vóc dáng của người khác.
  • Oai Nghi Dục: Chỉ sự cuốn hút về những cử chỉ, động tác của người khác.
  • Ngôn Ngữ Âm Thanh Dục: Chỉ sự thích thú, ham muốn về những âm thanh quyến rũ của người khác.
  • Tế Hoạt Dục: Cảm xúc say đắm, lôi cuốn khi có sự đụng chạm với người khác.
  • Nhân Tướng Dục: Nói về sự thu hút bởi vẻ đẹp vẹn toàn, quý phái, sang trọng và cả tính cảnh bên trong.
Hình 3: “Lục dục” là 6 nguyên nhân khiến con người mê đắm ai đó
Hình 3: “Lục dục” là 6 nguyên nhân khiến con người mê đắm ai đó

Đối với “Lục Trần”

  • Nhãn Dục: Biểu hiện sự thích thú trước hình sắc bên ngoài.
  • Nhĩ Dục: Là tình cảm xuất phát từ những âm thanh, lời nói, tiếng động khi nghe thấy.
  • Tỷ Dục: Thể hiện sự đam mê, thích thú về một mùi vị nào đó khó quên.
  • Thiệt Dục: Chỉ sự đam mê, chìm đắm vào những món ăn ngon, hấp dẫn.
  • Thân Dục: Không chỉ là cảm xúc khía cạnh nam nữ mà còn ở nhiều thứ làm bản thân thích thú.
  • Ý Dục: Là những hình ảnh, hình tượng được quan tâm thích thú.

Có thể bạn quan tâm:>>>> Kamasutra là gì, nội dung gồm những gì?

Kết luận:

Như vậy, bạn đã giải đáp được thắc mắc thất tình lục dục nghĩa là gì rồi đúng không. Thất tình lục dục là 7 loại cảm xúc trong cuộc sống hằng ngày, 6 nguyên nhân khiến con người đem lòng say mê về một ai đó, một điều gì đó.Thất tình lục dục có thể khiến con người bị cuốn theo, thậm chí mất đi lý trí, không kiểm soát được bản thân. Do đó, hãy tự thấu hiểu bản thân hơn để có thể ứng xử phù hợp trong các hoàn cảnh, tránh đi quá giới hạn.

Viết một bình luận